Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐẠI HOÀNG - 大黃

Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân.

Tên khoa học Rheum sp.

Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

ĐẠI HOÀNG, 大黃, xuyên đại hoàng, tướng quân, Rheum sp., họ Rau răm, Polygonaceae

Dược dụng đại hoàng - Rheum officinale

ĐẠI HOÀNG, 大黃, xuyên đại hoàng, tướng quân, Rheum sp., họ Rau răm, Polygonaceae

Chưởng diệp đại hoàng - Rheum palmatum

ĐẠI HOÀNG, 大黃, xuyên đại hoàng, tướng quân, Rheum sp., họ Rau răm, Polygonaceae

Dường cổ đặc đại hoàng - Rheum tanguticum

Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceaea).

Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng; vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.

A. MÔ TẢ CÂY

Chưởng diệp đại hoàng - Rheum palmatum L. là một cây sống lâu năm, rễ thô, to, thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt thân nhẵn. Lá ở dưới to dài, có cuống dài, phiến lá hình tim cắt thành 3-7 thùy, mép thùy hơi có răng cưa hoặc hơi cắt; lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa mọc thành chùm khi còn non, hoa có màu tím đỏ. Cây này chủ yếu mọc hoang và một phần được trồng ở Tứ Xuyên, Cam Túc (Trung quốc).

Đường cổ đặc đại hoàng - Rheum tanguticum Maxim ex Regel cũng là một cây sống lâu năm cao tới 2m, lá có phiến cắt rất sâu thành thùy. Cây này mọc hoang ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc. Tại Cam Túc có trồng một số.

Cây dược dụng đại hoàng - Rheum officinale Baill. cũng là một cây sống lâu năm, nhưng thấp hơn, chỉ cao chừng 1,50m. Lá mọc so le có cuống  dài; phiến lá hình trứng phía cuống hình tim, đường kính 40-70cm, phiến không chia thuỳ mà chỉ cắt sâu chừng 1/4. Hoa màu xanh nhạt hay vàng trắng nhạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Những loài đại hoàng đang được di thực vào nước ta. Cây mọc tốt, ưa khí hậu  mát ẩm, độ cao trên 1000m thì thích hợp hơn.

Hiện ta phải nhập của Trung Quốc: Trước kia nhập cả của một số nước Châu Âu.

Thường hái thân rễ của những cây đã sống trên 3 năm. Đào vào các tháng 9-10. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên mặt đất, rễ nhỏ, cạo vỏ ngoài, củ to quá có thể bổ hai hay tư mà phơi cho dễ, dùng lạt xâu treo trong thềm nhà để cho khô dần hoặc có thể sấy nhẹ cho khô. Sau khi khô là dùng được (nếu dùng trong nước) hoặc cạo bỏ vỏ ngoài rồi đánh bóng nếu để xuất.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đại hoàng có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau.

1. Loại hoạt chất có tính chất thu liễm - là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit).

2. Loại hoạt chất có tác dụng tẩy: Rheoanthraglucozit.

Thành phần chủ yếu trong các rheotanoglu.cozit là glucogalin. Khi thuỷ phân, glucogalin sẽ cho axit galic và glucoza. Ngoài ra còn có axit galic, catechin và tetrarin. Khi tetrarin chịu tác dụng của axit loãng sẽ cho glucozareosmin (rheosmin), axit xinamic và axit galic.

Trong các reoantraglucozit, chúng ta thấy các chất chủ yếu sau đây:

   - Crzophanol (chrysophanol) C15H10O4

   - Aloe-emođin C15H10O5

   - Rein (rhein) C15H8O6

   - Emođin hay rheum emođin C15H10O5

   - Emođin-monometyl-ête  C16H12O5

IMG

Tỷ lệ các antraglucozit toàn bộ trong đại hoàng vào chừng 2-4,5%, trong đó một phần ở trạng thái tự do, một phần ở trạng thái kết hợp.

Theo Wasicky và Heinz thì trong đại hoàng tươi chủ yếu có antraglucozit ở dạng kết hợp mà không có ở dạng tự do.

Tuy nhiên, theo l.Kroeber (1923), tác dụng tẩy của đại hoàng không phụ thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ antraglucozit thấp mà vẫn tác dụng tẩy mạnh, hoặc có loại đã lấy bớt antraglucozit đi rồi mà tác dụng vẫn còn.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1. Kích thích sự co bóp của ruột: Tác dụng chậm; chừng 5-10 giờ sau khi uống mới thấy tác dụng, có khi lâu hơn. Phân mềm, vàng hay nâu sẫm, màu này một phần do màu của đại hoàng, một phần do chất mật tiết ra nhiều hơn. Thường không thấy đau bụng, tuy nhiên đôi khi thấy buồn nôn, chóng mặt hay nổi mẩn. Do tác dụng sung huyết đối với các mạch máu trĩ cho nên không nên dùng đối với người bị trĩ và cũng không nên dùng cho những người hay bị táo vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại hoàng hay gây táo bón mạnh hơn trước.

Vì trong đại hoàng có chứa nhiều canxi oxalat cho nên không dùng lâu cho những người bị kết thạch thận oxalic hay sổ nước nang (catarrhe vesical) vì nó có thể gây ra bệnh đái ra oxalat.

Các chất màu thấm qua máu, nước tiểu và mồ hôi, sữa v.v... tất cả các chất bái tiết đều có màu vàng; và nếu nước tiểu có phản ứng kiềm, nước tiểu sẽ có màu đỏ. Sữa mẹ có tác dụng tẩy đối với con đang bú sữa mẹ.

2. Do các reotanoglucozoi, đại hoàng có tính chất bổ, thêm vào tính chất gây co bóp nhẹ với liều thấp của các antraglucozit.

3. Còn có tác dụng diệt khuẩn (staphyllococcus, lỵ, thương hàn, tả).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Đại hoàng được dùng cả trong đông y và tây y.

Theo tài liệu cổ đại hoàng vị đắng tính hàn, vào 5 kinh Tỳ, Vị, Can, Tâm bào và Đại trường. Có tác dụng hạ vị tràng tích trệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ở bụng) hàn thủy. Dùng chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thuỷ thũng, thấp nhiệt gây vàng da, ung thũng đinh độc.

Hiện nay dùng với liều nhẹ làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, hay đau bụng. Ngày uống 0,10-0,50gam dưới dạng sắc, bột, hay thuốc viên.

Dùng với liều cao làm thuốc tẩy nhẹ, dùng cho người đầy bụng, đi lỵ, hoàng đản (da và mắt vàng). Ngày uống 3-10g. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như chỉ thực, hậu phác, hoàng liên, mang tiêu v.v...

Đơn thuốc có đại hoàng:

   - Chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa: Đại hoàng cam thảo thang: Đại hoàng 7g, cam thảo 4g, nước 300ml; sắc còn 100ml; uống lúc đói (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

   - Chữa hắc lào: Đại hoàng 10, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Lấu
01/02/2025 04:50 SA

- 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hoa hiên - 萱草. Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva. L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái cần (Radix Hemerocalliris) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên. 2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Hoa tiên - 花葉細辛 (花叶细辛). Còn gọi là dầu tiên. Tên khoa học Asarum maximum Hemsl. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]