Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÚC LIÊN CHI DẠI

Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage.

Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

cúc liên chi dại, chứng ếch, Camomille sauvage, Parthenium hysterophorus L., Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Cúc liên chi dại - Parthenium hysterophorus

A. MÔ TẢ CÂY

Cúc liên chi dại là một loại cỏ mọc hoang ở khắp nơi, sống hàng năm, cao chừng 0,3-1m, rất nhiều cành, toàn thân cành đều có lông ngắn. Lá mọc so le, lá phía dưới 2 lần xẻ lông chim, gần như không có cuống, thùy tù, lá phía trên chẽ lông chim hoặc nguyên. Cụm hoa hình đầu, tụ thành chùy. Tổng bao 6-7mm hình bán cầu, có 2 loại lá bắc, 5 lá bắc ở phía trong rộng hơn, hình khiên, mọc đối so với lá bắc ngoài, 5 hoa cái. Quả bế 5 do các hoa cái ở xung quanh sinh ra.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nguồn gốc cây này ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.

Mọc khắp ở Việt Nam, nhiều nhất ở các nơi đất bỏ hoang ở Hà nội.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa được nghiên cứu kỹ. Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên, mà là một phức chất giống như digitalin hay scillitin.

Chất Parthenin được coi là hoạt chất của cây,100mg hòa tan trong nước đặt trên lưỡi sẽ gây chảy nước bọt rất nhiều. Nó có tác dụng chữa nhức đầu thường xuyên hay từng cơn.

Theo Guyot thì nó không có tác dụng chữa sốt.

Gần đây Ulrici ở La Havana đã chiết từ lá và hoa cây này một ancaloit gọi là pacthenixin dưới dạng tinh thể không màu, bóng và đắng. Chất pacthenixin độc ở liều cao và được đề nghị dùng với liều 1g một ngày để chữa sốt, nhức đầu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cây này chưa thấy được dùng ở Việt Nam.

Tại các nước khác, như ở đảo Giamaic, người ta dùng cây để chữa các vết loét, một số bệnh ngoài da, đặc biệt chữa bệnh sang bạch hành (herpes).

Chất parthenin dùng với liều nhỏ, tăng dần từ 100mg đến 2g sẽ gây trong dạ dày một cảm giác nóng và giúp sự tiêu hóa.

Chú ý nghiên cứu thêm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]