Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CỦ KHỈ - 野黄皮

Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí.

Tên khoa học Murraya tetramera Huang - Murraya glabra Guill. Clausenia dentata (willd) Roem.

Thuộc họ cam (Rutaceae).

CỦ KHỈ, 野黄皮, vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí, Murraya tetramera Huang, Murraya glabra Guill. Clausenia dentata (willd) Roem., họ cam, Rutaceae

Củ khỉ - Murraya tetramera

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, đặc biệt có thể cao tới 3-4m.

Lá kép lông chim lẻ gồm 5-9 lá chét có cuống dài 5-7mm, màu tía trên cuống lá chét đôi khi có đốt; phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,8-3,8cm mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đôi gân; gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới; mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.

Hoa nở vào mùa xuân, mọc thành chùm xim, hoa rất nhỏ.

Quả chín già vào tháng 8- 9, to bằng hạt ngô. Vỏ quả chứa rất nhiều túi tinh dầu. Lá, vỏ, quả vò rất thơm, mùi dễ chịu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Những năm gần đây được khai thác nhiều ở Thanh Hóa tại những huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy để làm nguyên liệu cất tinh dầu.

Trong nhân dân chủ yếu người ta thu hái lá và rễ làm thuốc. Mùa thu hái gần như quanh năm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo T. B. Govindachary, B. P. Pai, P. S. Subramania và N. Muthukumaraswamy (1967), trong vỏ rễ cây có các chất imperatorin, dentatin và nordentatin.

Ở nước ta, vào năm 1965, cụ Đào Đình Khuê ở Thanh Hóa đã cất tinh dầu củ khỉ dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, đau nhức sau đó Xí nghiệp dược phẩm Thanh Hóa khai thác để cất tinh dầu xoa cảm, tiếp theo là Trạm nghiên cứu dược liệu Thanh Hóa.

Trong lá có 5%, cành 0,5% và quả 6% tinh dầu (tính trên nguyên liệu khô). Trên qui mô vừa phải, cành và lá tươi cho từ 1,4 đến 2% tinh dầu. Tinh dầu củ khỉ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của củ khỉ, tỷ trọng d (ở 20oC) 0,9048, năng suất quay cực nD20= 1,4559, chỉ số axit 2,33, chỉ số este 7,11, chỉ số este sau khi axetyl hóa 29,72.

Trong tinh dầu củ khỉ có 51,9% izomenton và 42,2% menton (Lê Tùng Châu, 1974).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân Việt Nam và nhân dân tỉnh Quí Châu (Trung Quốc) dùng rễ và lá củ khỉ với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hiện nay còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa cảm cúm, đau bụng.

Gần đây, ngoài những công dụng trên, nhân dân một số nơi ở nước ta đã cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức. Có thể dùng tinh dầu để chiết menton và izomenton để từ đó chuyển thành mentola nhưng vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn cây vì hiện nay người ta mới thấy củ khỉ sống tự nhiên ở những vùng có núi đá vôi, việc trồng và phát triển cũng chậm, so với những nguồn nguyên liệu khác.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gắm
18/03/2025 01:36 SA

- 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vông vang - 黄葵. Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmiemusquée. Tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. (Abelmoschus moschatus Moench.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Vuốt hùm - 南蛇竻. Còn có tên là móc mèo, móc diều, trầu sa lực. Tên khoa học Caesalpinia minax Hance. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Xạ can - 射干. Còn gọi là cây rẻ quạt, la cho (Lang-biang), Iris tigré. Tên khoa học Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker., Ixia sinensis Murr.). Thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt.
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoài - 杧果. Còn gọi là muỗm, swai (Cămpuchia), makmouang (Viêntian), manguier. Tên khoa học Mangifera indica L. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xoan nhừ - 南酸棗 (南酸枣). Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ đào lộn hột (Anaardiaceae).
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
Xương khô - 綠玉樹 (绿玉树). Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E. viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]