Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CON SAM - 鱟 (鲎)

Còn gọi là Kabutegami (Nhật).

Tên khoa học Tachypleus tridentatus.

Thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Giáp cổ (Nerostoma).

CON SAM, 鱟, 鲎, Kabutegami, Tachypleus tridentatus, ngành Chân khớp, Arthropoda, lớp Giáp cổ, Nerostoma

Con sam - Tachypleus tridentatus

1. Kìm         2. Chân sờ         3. Tâm mang         4. Đuôi

A. MÔ TẢ CON VẬT VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG

Sam là một động vật sống ở vùng biển, ven bờ, trong các vịnh, đầm nước mặn, đặc biệt ở các cửa sông trên đất bùi lầy thoai thoải. Con lớn nhất dài tới 0,90m. Chúng bơi rất chậm và bò như cua.

Hai loài sam phổ biến ở bờ biển nước ta là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.

Sam thường sống ở độ sâu 4-10m. Môi trường sống của sam là nhiệt độ 20-32oC.

Độ mặn khoảng từ 18 đến 33%.

Bắt đầu từ tháng 4, sam bơi vào bờ đẻ trứng, đến cuối tháng 7 sam quay xuống biển. Sam đực dùng hai đôi chân đầu tiên bám chặt vào lưng con cái, sam cái dùng đôi chân sau đào một lỗ sâu khoảng 15cm trên bãi cát và vùi vào đất khoảng 200-1.000 trứng tùy theo từng loài.

Ở loài sam còn duy trì khả năng thụ tinh bên ngoài, nghĩa là sam đực phóng tinh vào trứng trong các lỗ ở trên bãi cát để thụ tinh. Trứng sam có kích thước 1,5-3mm và chứa nhiều lòng đỏ. Trứng phát triển trong cát và được nước biển vỗ hàng ngày. Sau 6 tuần, trứng nở thành ấu trùng có kích thước khoảng 5mm và không có đuôi.

Trải qua 3 giai đoạn phát triển, ấu trùng lớn thành sam con có đuôi ngắn, rồi đuôi dài và lúc này giống hệt như sam trưởng thành nhưng có kích thước bé hơn rất nhiều. Sau 16 lần lột xác, sam con phát triển thành sam trưởng thành và có khả năng cho 1/3 lượng máu cơ thể.

Thức ăn của sam là những loài giun nhiều tơ, các loài tôm cua thuộc lớp giáp xác có nhiều ở các cửa sông, và đầm lầy ven biển.

B. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ KHOA HỌC CỦA CON SAM

Trước đây ta chưa biết. Tại nhiều vùng có sam sống hoang dại, ngư dân bắt được thường đập chết sam đực, sam cái thì lấy trứng ăn, còn vỏ sam phơi khô mang về dùng làm đồ chơi.

1. Gần đây, người ta phát hiện trong máu con sam có chứa một chất có khả năng phát hiện nhanh chóng nội độc tố (endotoxin) của vi khuẩn gram âm tính. Do đó người ta đã nghiên cứu sử dụng máu sam vào mục đích y học và kiểm tra thực phẩm. Từ máu sam, các nhà y và sinh học đã chế ra những chế phẩm gọi là lysate dùng để chuẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn do vi trùng gram âm tính gây nên. Đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn đường nước tiểu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu, ... Dùng lysate máu sam để chuẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn trên rất tiện lợi, nhanh chóng (chỉ trong vòng 15 phút) lại rất ít tốn kém hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp chuẩn đoán khác trước đây.

   Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực nghiệm ấy, người ta đã đặt vấn đề nuôi sam lấy máu.

   Ở nước ta cũng có vài nơi nuôi sam lấy máu như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh (Duyên Hải).

   Người ta đã tính rằng, mỗi con sam có thể lấy máu 3 lần trong một năm. Lấy xong lại thả xuống đìa nuôi. Mỗi lần lấy được 60ml (đối với sam đực) và gần 150ml (đối với sam cái), mà không ảnh hưởng gì đến sự sống của sam.

   Như vậy, một con sam có thể lấy máu được nhiều lần và trong nhiều năm. Từ 60ml máu của sam đực ta có thể thu được 10ml lysate. Mỗi ml lysate trị giá năm 1988 (Lê Minh Đức - Viện nghiên cứu biển Nha Trang - 11/1988) là 5 USD. Như vậy mỗi lần lấy máu ở một con sam đực ta có thể thu được 50 USD.

2. Từ loài sam Limulus polyphemus người ta còn chiết được chất có tác dụng đối với u ác.

3. Trong Y học cổ truyền, Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17) đã dùng vỏ sam chữa:

   - Gà lên đậu, sởi: Mai con sam 1 cái. Đốt tán bột, rau mùi một nắm. Hòa với nước sức vào da, lấy nước trộn đều cho uống, bả đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).

   - Chữa rong huyết khi có thai: Mai sam nướng vàng, bẻ nhỏ tán bột uống hoặc bẻ nhỏ sắc uống. Ngày dùng 4-6g mai sam.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Ốc sên
03/07/2025 12:03 SA

- 蝸牛. Tên khoa học Achatina fulica.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
A giao - Minh giao - 阿膠(阿胶), 明膠(明胶). Tên khoa học Colla Asini, Gelatinum Asini, Gelatina nigra. A giao là keo chế từ da lừa cạo bỏ lông, nấu thành cao. Con lừa có tên khoa học Equus asinus L. thuộc ngành có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mammalia), bộ guốc lẻ (Perissodaetyla), họ Ngựa (Equidae). A là tên huyện Đông A thuộc tính Sơn đông Trung Quốc, giao là keo. Tại huyện Đông A có cái giếng, dùng nước giếng này nấu da lừa sắc đặc thành cao do đó có tên A giao.
Âu ô đầu 歐烏頭 (欧乌头). Còn gọi là Aconnit napel. Tên khoa học Aconitum napellus L. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Âu ô đầu là rễ củ phụ (còn gọi là củ con) của cây Âu ô đầu phơi hay sấy khô. Có khi người ta dùng cả củ mẹ.
Ba chạc - 三桠苦. Còn gọi là dầu dấu, bí bái, mạt, kom la van tio tăng (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia). Tên khoa học Evodia lepta (Spreng) Merr. (Evodia triphylla Guill, non DC.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Ba chẽ - 假木豆. Còn gọi là ba chẽ, niễng đực. Tên khoa học Desmodium cephalotes Wall. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Ba đậu - 巴豆. Còn gọi là mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, cây để, cây đết, phổn (Hòa Bình). Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc học Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây ba đậu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Hạt ba đậu (Semen Tiglii) là hạt ba đậu phơi khô; (2) Dầu ba đậu (Oleum Tiglii) là dầu ép từ hạt ba đậu; (3) Ba đậu sương là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu đi rồi. Vì vị thuốc giống hạt đậu, lại sản xuất ở Ba Thục (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay) do đó có tên này.
Ba đậu tây - 響盒子 (响盒子). Còn gọi là điệp tây, cây vông đồng, sablier. Tên khoa học Hura crepitans L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bấc đèn - 燈心草 (灯心草). Còn có tên là đăng tâm thảo. Tên khoa học Juncus effusus L. var. decipiens Buch. Thuộc họ Bấc (Juncaceae). Đăng tâm thảo (Medulla Junci caulis) là ruột phơi khô của thân cây bấc đèn.
Bạc hà - 薄荷. Tên khoa học Mentha arvensis L. Thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Bạc hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta. Nó được dùng trong cả đông y và tây y. Cây bạc hà cho những vị thuốc chủ yếu sau đây: (1) Bạc hà (Mentha hay Herba Menthae) là toàn bộ phận trên mặt đất, tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây bạc hà; (2) Bạc hà diệp (Folium Menthae) là lá bạc hà tươi hay phơi hoặc sấy khô; (3) Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae) là dầu cất từ cây bạc hà; (4) Mentol hay bạc hà não (Mentol-Mentol) là chất đặc, trắng chiết từ tinh dầu bạc hà ra. Về mặt thực vật cần phân biệt nhiều loài bạc hà hiện có ở nước ta. Loài chủ yếu thường gặp là loài Mentha arvensis L. mọc hoang rất nhiều ở nước ta, nhưng qua mấy năm điều tra, chúng tôi chưa thấy lại. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 1955 đến nay, chúng tôi đã di thực được loài Mentha piperita L. này bằng hạt nhận được ở Pháp (1956) và dây giống bạc hà của Liên Xô (1958) hiện nay đã phổ biến đi nhiều nơi và của Đức (1962) ở nước ta.
Bạc thau - 白鹤藤. Còn gọi là bạch hạc đằng, bạc sau, thau bạc, mô bạc, bạch hoa đằng, lú lớn (Hải Hưng). Tên khoa học Argyreia acuta Lour. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Bách bệnh - 東革阿里. Còn gọi là bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antoung sar (Campuchia). Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.). Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Bạch biển đậu - 白扁豆. Còn gọi là đậu ván trắng, đậu bạch biển, biển đậu, bạch đậu. Tên khoa học Dolichos Lablab L. Lablab vulgaris Sav. L., Dolichos albus Lour. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bạch biển đậu (Semen Dolichoris) là hạt của cây đậu ván trắng đã chín và phơi khô. Còn có tên nga mi đậu, bạch mai đậu.
Bạch cập - 白芨. Tên khoa học Bletilla striata (Thunb.) Reichb. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp do đó có tên bạch cập.
Bạch chỉ - 白芷. Tên khoa học Angelica dahurca Benth. et Hook. và Angelica anomala Lallem. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Bạch chỉ (Radix Angelicae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook) hoặc của cây xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem).
Bạch cương tàm - 白僵蠶 (白僵蚕). Còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng. Tên khoa học Bombyx cum Botryte, Bombyx botryticatus. Bạch cương tàm là con tằm Bombyx mori L. thuộc họ Tằm (Bombycidae) bị một bệnh do khuẩn Botrytis bassiana Bals hoặc Beauveria bassiana (Bals) Vuill làm chết cứng, sắc trắng như vôi.
Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn - 藍桉 (蓝桉). Còn gọi là cây khuynh diệp. Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm; cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. Hiện nay, tên bạch đàn phổ biến hơn. Tuy nhiên cần chú ý tên bạch đàn trước đây thường dành cho một cây khác có mùi thơm như trầm có tên là đàn hương, tên khoa học là Santalum album L. thuộc họ Đàn hương (Santalaceae), cây này chưa thấy có ở Việt Nam, trước đây ta vẫn dùng tinh dầu chữa bệnh lậu. Eucalyptus globulus do chữ Hy Lạp eu là tốt, kalyptos là cái bao, vì nụ hoa có bao hình tròn; globulus là hình cầu vì quả có hình cầu.
Bạch đồng nữ - 臭茉莉. Còn gọi là bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò trắng. Tên khoa học Clerodendron fragrans Vent. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbennaceae). Ta dùng lá và rễ phơi khô hay sấy khô của cây bạch đồng nữ - Folium Clerodendri và Radix Clerodendri. Bạch đồng nữ là tên dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau, cần chú ý phân biệt (xem phần chú thích).
Bạch hạc - 白鶴靈芝 (白鹤灵芝). Còn gọi là cây lác, thuốc lá nhỏ lá, cây kiên cỏ, nam uy linh tiên. Tên khoa học Rhinacanthus nasuta (L.) Kurz (Justicia nasuta L., Rhinacanthus communis Nees, Dianthera paniculata Lour.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bạch hoa xà - 白花丹. Còn gọi là bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công, pit phì khao (Luang Prabang), xitraca (Ấn Độ). Tên khoa học Plumbago zeylanica L., (Thela alba Lour.). Thuộc họ Đuôi công (Plumbaginaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]