Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CỎ NHỌ NỒI - 墨旱蓮 (墨旱莲)

Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo.

Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.).

Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae).

cỏ nhọ nồi, 墨旱蓮, 墨旱莲, cây cỏ mực, hạn liên thảo, Eclipta alba Hassk., Eclipta erecta Lamk., họ Cúc Ssteraceae, Composittae

cỏ nhọ nồi, 墨旱蓮, 墨旱莲, cây cỏ mực, hạn liên thảo, Eclipta alba Hassk., Eclipta erecta Lamk., họ Cúc Ssteraceae, Composittae

Cỏ nhọ nồi - Eclipta alba

1. Cành và lá      2.Hoa      3. Quả

Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Cỏ nhọ nồi là một loài cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông ở 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo các nhà nghiên cứu trước, trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit đó là nicotin.

Năm 1959, Govindachari T. R. và đồng sự đã chiết được từ cỏ nhọ nồi một chất wedelolacton là một cumarin lacton. Sau đó tác giả cũng thấy chất này trong cây sài đất (công thức wedelolacton, xem ở vị sài đất).

Ngoài wedelolacton, năm 1972 K. K. Bharagava (Ind. J. Chem 8,72: 810) còn tách được demtylwedelolacton và một flavonozit chưa xác định.

C. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Mới đây Viện dược liệu và Bộ môn dược lý Trường đại học Y dược Hà Nội (1961) có nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi đã đi đến một số luận sau:

1. Về tác dụng cầm máu

    a) Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thân thể trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt nghĩa là làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

    b) Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.

    Đối với thỏ có thai có thể gây sẩy thai.

    c) Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp.

    d) Cỏ nhọ nồi không làm dãn mạch.

2. Về độc tính của cỏ nhọ nồi

    Thử trên chuột bạch với liều từ 5 đến 80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng độc.

    Theo dõi trên lâm sàng, bệnh viện Ninh Giang (1961) đã cho 3 bệnh nhân (2 có thai 3-4 tháng, 1 không có thai bị ra huyết) uống 3-6 ngày mỗi ngày 20g cỏ nhọ nồi khô chế thành thuốc sắc. Sau 1-2 ngày đỡ ra huyết, sau 3-6 ngày khỏi và ra viện.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính vị theo tài liệu cổ: Vị ngọt, chua, tính lương; vào 2 kinh Can và Thận; tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa Can Thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trị ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, ho lao, viêm cổ họng.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống.

Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ở ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi) nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ kết
14/04/2025 12:16 SA

- 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bóng nước - 鳳仙花 (凤仙花). Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, boong móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae).
Bông ổi - 馬纓丹 (马缨丹). Còn gọi là ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình). Tên khoa học Lantana camara L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bứa - 木竹子. Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Bụng báng - 桄榔. Còn gọi là báng, cây đoác, palmier à sucre. Tên khoa học Arenga saccharifera Labill., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.). Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).
Bùng bục - 毛桐. Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa kok po hou (Lào). Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. et Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bưởi - 柚. Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao tchiou (Thái), kroth thlong (Cămphuchia) makkamtel, makphuc, maksom (Lào). Tên khoa học Citrus maxima (Buru) Merrill;Citrus grandis Osbeck. Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Bưởi bung - 山小橘. Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái). Tên khoa học Glycosmis pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ 2 cây: 1 cây có tên khoa học và mô tả sau đây, 1 cây nữa có lá đơn nguyên sẽ giới thiệu trong phần chú thích và có tên khoa học là Acronychia laurifolia Bl. thuộc cùng họ.
Bướm bạc - 玉葉金花 (玉叶金花 ). Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái). Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cà chua - 番茄. Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp). Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dái dê tím - 茄子. Tên khoa học Solanum melongena L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa trắng - 水茄. Còn gọi là cà pháo, trăng lao (Buôn ma thuột). Tên khoa học Solanum torvum Swartz. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà dại hoa vàng - 薊罌粟 (蓟罂粟). Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực. Tên khoa học Argemone mexicana L.. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Cà gai leo - 細顛茄 (细颠茄). Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khar (Campuchia), Blou xít (Lào). Tên khoa học Solanum proucumbens Lour. (Solanum hainanense Hance). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà rốt - 胡蘿蔔 (胡萝卜). Còn gọi là hồ la bặc (Trung Quốc). Tên khoa học Daucus carota L. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Cà tàu - 黄果茄. Còn gọi là cà dại trái vàng. Tên khoa học Solanum xanthocarpum Schrad và Wondl. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cải bắp - 卷心菜. Tên khoa học Brassia oleracea Linn. var capitata D. C. Thuộc họ cải (Brassicaceae).
Cải canh - 芥菜. Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử. Tên khoa học Brassica juncea (l.) Czermet Coss. (Sinapis juncea L.). Thuộc họ Cải (Brassicaceae). Giới tử Sinapis - Semen Sinapis hay Semen Brassicae junceae là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây cải canh.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]