Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CHÈ VẰNG - 茉莉

Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ.

Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume.

Thuộc họ Nhài (Oleaceae).

chè vằng, chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ, Jasminum subtriplinerve Blume., Nhài, Oleaceae

chè vằng, chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ, Jasminum subtriplinerve Blume., Nhài, Oleaceae

Chè vằng - Jasminum subtriplinerve

Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5m và vươn dài tới 15-20m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có 1 hạt rắn chắc. Mùa quả chín tháng 7-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây chè vằng hiện nay mọc hoang ở toàn nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.

Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ. Dùng tươi hay phơi khô để dành.

Trồng bằng dâm cành, rất dễ mọc: Cắt thân hay cành thành từng đoạn 15-20cm, dâm xuống đất ẩm chừng 1 tháng sau cây bén rễ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml và sunfamit thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).

Bệnh viện Thái Bình còn dùng dây vằng chữa áp xe vú có kết quả (Nguyễn Văn Lờ, Y học thực hành 11-1963: 14-15).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân nhiều tỉnh dùng lá vằng phơi khô nấu hay pha nước uống hằng ngày hay cho phụ nữ sau khi đẻ uống. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở.

Tại miền Nam, nhân dân dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới đẻ uống, còn dùng chữa rắn cắn, rễ mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã mung mủ.

Liều uống hằng ngày: 20-30g lá khô; dùng ngoài không kể liều lượng.

Kinh nghiệm dùng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình: Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50o rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn. Trung bình 1,5-2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chè vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hoạt thạch
03/07/2025 09:29 CH

- 滑石. Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch. Tên khoa học Talcum.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ốc sên - 蝸牛. Tên khoa học Achatina fulica.
Ong đen - 熊蜂. Còn gọi là ong mướp, ô phong, hùng phong, tượng phong, trúc phong. Tên khoa học Xylocoba dissimilis (Lep). Thuộc họ ong (Apidae). Trúc là cây tre, cây nứa, phong là con ong, vì con ong này sống trong đốt tre, cây nứa cho nên có tên. Còn gọi ong mướp vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Hùng là gấu, tượng là voi đều là những con vật to vì ong này so với ong mật thì to hơn như con gấu con voi đối với nhưng con vật khác.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phá cố chỉ - 破故紙 (破故纸). Còn gọi là phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu. Tên khoa học Psoralea coryliforlia L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionsceae). Phá cố chỉ (Semen Psoraleae) hay bổ cốt chi là hạt phơi khô của cây phá cố chỉ hay cây đậu miêu. Cốt là xương, chỉ là mỡ vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tủy.
Phân người - 人中黄. Còn gọi là cứt người, nhân phẩn, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh, nhân trung hoàng. Tên khoa học Excrementum Hominis. Chú thích về tên hoàng là màu vàng, long là con rồng, thanh là thuốc sắc, vì phân người giống hình con rồng, màu vàng nên gọi như vậy cho thanh nhã; nhân là người, trung là trong, hoàng là màu vàng. Gọi phân người là chất màu vàng trong con người cũng là để cho thanh nhã. Hoàn là trở về, nguyên là nguồn gốc, ý nói từ phân bón cho cây lúa người ta ăn vào lại thải ra xem như trở về nguồn gốc.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn chua - 明礬 (明矾). Còn gọi là minh phàn, khô phàn, phèn chi, bạch phàn. Tên khoa học Alumen. Phàn là phèn, minh là trong sáng vì vị phèn chua trong và sáng. Khi rang lên sẽ được một vị xốp nhẹ gọi là phèn phi hay khô phàn.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phục long can - 伏龍肝 (伏龙肝). Còn gọi là đất lòng bếp, táo tâm thổ. Tên khoa học Terra flava usta. Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía. Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong Đông y.
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
Quán chúng - 貫眾. Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta. "Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy. Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]