Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY XẤU HỔ - 含羞草

Còn có tên là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo.

Tên khoa học Mimosa pudica L.

Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).

CÂY XẤU HỔ, 含羞草, cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo, Mimosa pudica L., họ Trinh nữ, Mimosaceae

Cây xấu hổ - Mimosa pudica

Tên xấu hổ do lá cây và cành cụp xuống khi có người đụng vào lá cây.

Ta dùng toàn cây - hoặc lá và rễ cây xấu hổ.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ mọc hoang lòa xòa ở ven đường cái, thân có gai hình móc.

Lá hai lần kép lông chim, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ động vào lá cụp xuống. Cuống chung gầy, mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ 2 đôi, có lông trắng cứng. Lá chét 15-20 đôi nhỏ, gần như không có cuống.

Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu trái xoan.

Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, tụ thành hình ngôi sao, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan, dài 2mm, rộng 1,5mm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, không thấy ai trồng.

Người ta đào rễ vào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Từ cây xấu hổ người ta đã lấy ra được một chất ancaloit gọi là mimosin C8H10O4N2.
Chất mimosin có độ chảy 231º .αD = -210º (H2O), cho muối đồng C8H8O4N2Cu.

IMG

Theo một số tác giả (R. Adams và J. Wibaut) thì mimosin là đồng phân lập thể của leucenol một chất lấy được từ hạt keo dậu Leucaena glauca (xem vị này). Tuy nhiên mimosin chưa phải là hoạt chất độc nhất.

Trong lá vào tháng 8, hàm lượng selen là 3.000 γ/g và giảm dần đến tháng 12 chỉ còn 300 γ/g.

Trong quả vào tháng 8, hàm lượng selen là 290 γ/g và sau đó tăng dần tới 1.560 γ/g trong tháng 12.

Và tác giả nhận xét rằng lá cây xấu hổ có hàm lượng selen rất cao vào mùa hè rồi giảm nhanh, trong khi đó hàm lượng selen trong quả lại tăng (Đàm Trung Bảo và cộng sự - 1977, Hội nghị khoa học Trường Đại học dược khoa Hà nội, 1974-1977).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Đàm Trung Bảo và cộng sự đã nghiên cứu một số tác dụng dược lý của cây xấu hổ:

   Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Những kết quả nghiên cứu chứng minh kinh nghiệm trong nhân dân dùng cây xấu hổ chống mất ngủ: Hexobacbital và meprobamat chuyển hóa qua micrôsôm gan để mất tác dụng, bacbitan không chuyển hóa qua gan. Xấu hổ có tác dụng hiệp đồng với hexobacbital, meprobamat đồng thời tăng tác dụng của bibactal. Điều này khẳng định tác dụng ức chế thần kinh trung ương xấu hổ. Tuy nhiên tác dụng hiệp đồng với babital không mạnh như khi kết hợp cây xấu hổ với meprobamat hay hexobacbital nên các tác giả cho rằng xấu hổ còn ức chế được micrôsôm gan nhờ xúc tác của xytocrôm P 450; có thể ở đây xấu hổ ức chế men hexobacbital hydroxylaza và menprobamat  w-I oxydaza nên kéo dài thêm giấc ngủ hexobacbital và meprobamat.
Tác dụng chấn kinh: xấu hổ có tác dụng làm chậm thời gian xuất hiện co giật của cacdiazol.

   Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm theo 3 phương pháp: mâm đồng (ở 56ºC), phương pháp Collier (gây đau bằng axetylcolin) và phương pháp Nilsen (kích thích điện) đều thấy có tác dụng rõ rệt.

   Tác dụng của xấu hổ giải độc axit asenơ: Uống xấu hổ cùng một lúc với axit asenơ thì xấu hổ cứu cho chuột khỏi chết do axit asenơ rất rõ rệt; nếu uống trước 24 giờ thì xấu hổ vẫn cứu sống chuột khỏi chết vì axit asenơ. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng khi dùng axit asenơ thì hàm lượng -SH giảm xuống, và khi dùng xấu hổ thì hàm lượng -SH tăng lên, hô hấp tế bào cũng tăng lên.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân. Với những công dụng, dạng và liều dùng như sau:

   1. Lá cây xấu hổ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh: Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ.

   2. Rễ cây xấu hổ được dùng chữa bệnh nhức xương: Rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35-40º rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml. Chia số nước còn lại làm 2-3lần uống trong ngày. Thường dùng 4-5 ngày thấy kết quả (kinh nghiệm nhân dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).

Cần chú ý nghiên cứu thêm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây si
28/04/2025 07:48 CH

- 垂葉榕 (垂叶榕). Còn gọi là cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Cămpuchia), bo nu xe (Phan Rang). Tên khoa học Ficus benjamina L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Tầm duột Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tần cửu (Thanh táo) - 駁骨丹 (驳骨丹). Còn gọi là tần cừu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây. Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm. Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. var. cambodianus Tard. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Táo ta - 酸枣. Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.). Thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.
Tất bạt - 蓽拔 (荜拔). Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím, morech ton sai (Campuchia). Tên khoa học Piper longum Lin. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tật lê - 蒺藜. Còn gọi là bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse. Tên khoa học Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.). Thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceac). Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy kho của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
Tế tân - 細辛. Tên khoa học Asarum sieboldii Miq. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây tế tân. Tế là nhỏ, tân là cay vì vị thuốc có rễ nhỏ, vị cay nên gọi là tế tân. Ngoài cây tế tây nói trên (còn gọi là hoa tế tân) người ta còn dùng một cây khác với tên liêu tế tân (còn gọi là tế sâm) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây liêu tế tân - Asarum heterotropoides F. Schum. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag. cùng họ.
Tề thái - 薺菜 (荠菜). Còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái. Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic. Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae). Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Thạch - 凉粉. Còn gọi là quỳnh chi. Tên khoa học agar, agar-agar. Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).
Thạch hộc - 石斛. Còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, kim thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Tên khoa học Dendrobium sp. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc (Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loài thạch hộc hay hoàng thảo như Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium simplicissimum Kranzl., Dendrobium dalhousieanum Wall., Dendrobium gratiosissimum Reichb., Dendrobium crumenatum Sw., v.v... Vị thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá, do đó có tên (thạch: đá; hộc: cái hộc).
Thạch quyết minh - 石決明. Còn gọi là cửa khổng, cửa khổng loa, ốc khổng, bào ngư. Tên khoa học Haliotis sp. Thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda), ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) là vỏ phơi khô của nhiều loài bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (cửa khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (bào đại não) và Haliotidis ovina Gmelin (dương bào). Tên là thạch quyết minh vì là một vị thuốc giống đá (thạch) lại có tính chất làm tan màng, sáng mắt. Còn cửu khổng hay ốc khổng vì ở mép vỏ của bào ngư có một hàng lỗ nhỏ từ 7 đến 13 lỗ (thường là 9 lỗ), tức là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở.
Thạch vĩ - 石韋 (石韦). Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo. Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Thần khúc - 神曲. Còn gọi là lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc. Tên khoa học Massa medicata fermentata. Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn mùa cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v... Nhưng thần khúc không phải do một cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô. Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch), những ngày này theo mê tín cũ là những ngày các thần hội họp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần = ông thần). Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì vậy còn có tên kiến thần khúc (thần khúc của Phúc Kiến).
Thàn mát - 鬧魚崖豆 (闹鱼崖豆). Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).
Thăng ma - 升麻. Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên thăng ma. Những vị thăng ma thường gặp là: (1) Thiên thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae) - là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (2) Bắc thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae dahuricae) - là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma - (Cimicifuga dahurica Maxim.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (3) Tây thăng ma - Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) - là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (4) Quảng đông thăng ma (Radix Serratulae) - là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis S. Moore.) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Thanh cao - 青蒿. Còn gọi là thảo cao, hương cao, thanh hao. Tên khoa học Artemisia apiacea Hance. Thuộc họ Cúc Artemisia (Compositae). Thanh cao (Herba Artemisiae apiaceae) là toàn bộ phận trên mặt đất cây thanh cao phơi hay sấy khô. Tên thanh hao còn dùng để chỉ một cây nữa (xem chú thích ở dưới) cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Thanh cao hoa vàng - 黄花蒿. Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao. Tên khoa học Artemissia annua L. Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]