Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY XÁ XỊ

Còn gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge.

Tên khoa học Cinnamomun parthennoxylon Meissn, (Sassfras parthenoxylon Meissn).

Thuộc dòng họ Long não (Lauraceae).

CÂY XÁ XỊ, vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge, Cinnamomun parthennoxylon Meissn, Sassfras parthenoxylon Meissn, họ Long não, Lauraceae

Xá xị - Cinnamomun parthennoxylon

Chú thích về tên tên cây xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam đặt ra ít năm gần đây, vì thấy tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ cây này có mùi rất giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) đóng chai, một loại nhập của Mỹ hay của Pháp bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras (xem thổ phục linh và vị sassafras).

A. MÔ TẢ CÂY

Xá xị là một cây gỗ cao 12-18m, cành trưởng thành hình trụ, cành non hơi 4 cạnh, nhẵn bóng.

Lá dài 12-18cm, rộng 5-7cm, 3 gân hoặc gân lông chim, cả hai loại gân cùng xuất hiện trên cùng một cành. Cuống lá gầy, ngắn chừng 4cm.

Hoa trắng hơi có mùi thơm, mọc thành gù ít hoa.

Quả mọng hình cầu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Có mọc ở các tỉnh phía Bắc nhưng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào, nhiều nhất ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé. Còn thấy mọc ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia...

Ở nước ta trước đây chỉ thấy khai thác lấy gỗ, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng. Ít thấy làm thuốc. Gần đây ở các tỉnh phía Nam nhân dân một số vùng khai thác cất từ vỏ thân và gỗ thân một loại tinh dầu mùi thơm dùng pha nước uống và làm thuốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong gỗ thân và rễ có từ 1-2% tinh dầu mầu vàng nhạt, mùi thơm dịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầulà safrol với tỷ lệ lên tới 75%.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ở nước ta chưa thấy sử dụng vỏ, gỗ thân hay tinh dầu xá xị làm thuốc. Chỉ mới thấy sử dụng tinh dầu để chế nước xá xị uống giải khát, tiêu cơm.

Tại Malaixia, người ta dùng gỗ cây làm thuốc bổ cho con gái lúc tuổi dậy thì.

Tại Giava người ta dùng tinh dầu xoa bóp chữa thấp khớp, đau nhức.

Chú thích:

   Theo những tài liệu được công bố về công thức cao nước xá xị thì thành phần chính trong nước xá xị là cao thổ phục linh, cao cam thảo được dùng làm thơm với một tỷ lệ rất thấp salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras.

   Tinh dầu sassafras được cất từ vỏ thân và vỏ gỗ cùng gỗ thân và gỗ rễ cây Sassafras officinalis L. chưa thấy mọc ở nước ta. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ lên tới 6% trong gỗ chỉ có 2%. Tinh dầu rất lỏng quay trái, nặng hơn nước (tỷ trọng 1,070-1,076 chứa tới 80% safrol ête metylenic của allylpyrocatechin) kèm theo pinen, phellandren, một ít eugenol và long não quay phải.

   Tại các nước châu Âu và châu Mỹ sassafras được dùng làm thuốc ra mồ hôi, chữa thống phong, phong thấp. Tinh dầu được làm hương cho xà phòng thơm rẻ tiền, và lamg nguyên liệu chiết safrol. Từ safrol oxy hóa bằng kali permanganat sẽ được ête metylic của aldehyt protocatechic có mùi helitrope dùng trong hương liệu với tên heliotropin hay piperonal.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tỳ giải
24/01/2025 08:25 CH

- 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]