Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY VÔNG NEM - 刺桐

Còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì.

Tên khoa học Erythrina indica Lamk.

Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).

CÂY VÔNG NEM, 刺桐, hải đồng bì, thích đồng bì, Erythrina indica Lamk., họ Cánh bướm, Papilionaceae

Cây vông nem - Erythrina indica

Ta dùng lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium Erythrinae) hoặc vỏ thân phơi hay khô (Cortex Erythrinae) của cây vông.

Tên vông nem vì nhân dân thường dùng lá để gói nem và để phân biệt với cây vông đồng.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây cao từ 10-20m, mọc khắp nơi, nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, thân có gai ngắn.

Lá gồm 3 lá chét giữa rộng hơn là dài, dài 10-15cm, hai lá chét hai bên dài hơn rộng hình 3 cạnh.

Hoa màu đỏ tươi tụ họp từ 1-3 thành chùm dầy.

Quả giáp dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt. Trong mỗi quả có 5-6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn, hoặc làm cảnh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá và thân đều chứa một ancaloit độc êrytrin (Erythrine) có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ.

Có tác giả còn lấy được chất saponin gọi là migarin (migarhin) có tính chất làm dãn đồng tử.

Trong hạt có ancaloit gọi là hypaphorin C14H18O2N22H2O. Hypaporin là một chất có tinh thể, sau khi sấy khô, chảy ở 255oC (α)D=+93o, tan trong nước khi chịu tác dụng KOH đặc, hypaphorin cho trimetylamin và indol. Hypaphorin đã tổng hợp được rồi.

Chất hypaphorin tăng phản xạ kích thích của ếch và cuối cùng đưa đến trạng thái co giật uốn ván.

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Ngô ứng Long, ở phòng Dược lý Trường sĩ quan Quân y (1960) có nghiên cứu tác dụng dược lý của lá vông đi đên kết luận như sau:

   1. Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương: Làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.

   2. Tác dụng co bóp các cơ.

   3. Lá vông ít độc. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột lang, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ, đều không thấy hiện tượng ngộ độc nào.

Trên thí nghiệm, nước sắc 10% lá vông có 9%o NaCl có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng, co thắt cơ van, cơ hậu môn.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

1. Thuốc an thần, gây ngủ. Rượu lá vông dùng với 1-2g một ngày, hoặc xirô lá vông (rượu lá vông tươi 1/5; 150ml, xirô vừa đủ 500ml) uống mỗi ngày 20ml trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc; ngày uống 2g đến 4g lá.

2. Nhân dân ta còn uống lá vông và đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ.

3. Bệnh viện 108 (Hà Nội 1960) đã dùng lá vông nem đã rửa sạch bằng thuốc tím giã nhỏ với một ít cơm nguội đắp lên các vết loét (chữa bằng lối khác không khỏi) thấy vết loét chóng lên thịt non. Nếu đắp lâu quá thì thịt có thể lên cao quá mức cũ.

Nhân dân Trung Quốc dùng vỏ cây vông làm thuốc chữa sốt, sát trùng, thông tiểu, an thần và gây ngủ, dùng trong bệnh thổ tả, lỵ, amip và trực trùng, nhuận tràng. Dùng với liều 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ.

Theo tài liệu cổ: Vỏ vông nem có vị đắng tính bình; vào 2 Can và Thận. Có tác dụng khứ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Dùng chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa. Người không phong hàn thấp không dùng được.

Đơn thuốc có vông nem:

   - Thuốc chữa một số bệnh ngoài da: Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, sà sàng tử, rễ chút chít. Tất cả tán nhỏ, pha thành rượu 1/5. Dùng bôi ngoài chữa các bệnh ngoài da.

   - Thuốc chữa rắn cắn: Hạt hay vỏ vông nem thái nhỏ, đun với một ít nước thành bột nhão đắp lên chỗ rắn cắn.

   - Chữa răng sâu: Tán nhỏ rắc vào nơi răng sâu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Mù mắt
04/05/2025 11:02 CH

- 馬醉草 (马醉草). Tên khoa học Isotoma longiflora Prest., Lobelia longiflora Willd., Laurentia longiflora (L.) Peterm. Thuộc họ Lobêli (Lobeliaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hồng xiêm - 人心果. Còn gọi là tầm lức, sacôchê, sabôchê, sapotillier. Tên khoa học Achras sapota l., Sapota achras Mill. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]