Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY TÔ MỘC - 蘇木

Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng

(do cây này mọc ở nước Tô Phượng, một nước cổ ở vùng hải đảo Trung Quốc).

Tên khoa học Caesalpinia sappan L.

Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

cây tô mộc, tô mộc, cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng, Caesalpinia sappan L., họ Vang, Caesalpiniaceae, 蘇木

cây tô mộc, tô mộc, cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng, Caesalpinia sappan L., họ Vang, Caesalpiniaceae, 蘇木

Cây tô mộc - Caesalpinia sappan

Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sappan) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc (vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng, "Tô" là Tô Phượng, "mộc" là gỗ).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây tô mộc là một cây cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi, hay hơn 12 đôi lá chét, hơi hẹp ở phía dưới tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng ngược dày, dai, cứng, dài từ 7-10cm, rộng từ 3,5-4cm, trong có 3-4 hạt màu nâu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta vì gỗ được dùng làm thuốc nhuộm gỗ và làm thuốc với tên tô mộc. Người ta dùng gỗ chẻ mỏng phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong cây tô mộc có tanin, axit galic, chất sappanin C12H12O4 chất brasilin C16H14O5 và tinh dầu.

Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng. Với kiềm cho màu đỏ, khi oxy hóa sẽ cho braseilin C16H12O5.

brasilin

Cấu tạo của chất brasilin và brasilein gần giống chất hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hóa) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxylon campechianum L. cùng họ.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1. Phòng Đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã nghiên cứu thấy nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209P (vòng vô khuẩn (1,2cm), Salmonella typhi (0,4cm), Shigaflexneri (0,7cm), Shigella sonnei (0,2), Shigella dysenteria Shiga (1cm), Bacillus subtilis (1cm)).

Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tụy tạng phá hủy.

2. Theo M. Gabor (1951) brasilein có tác dụng kháng histamin. Nếu tiêm brasilein vào màng bụng chuột bạch trước thì có thể đề phòng hiện tượng thay đổi ở mắt chuột bạch do tiêm dung dịch 1,5% histamin clohidrat.

3. Theo M. Gabor, B. Horvath, L. Kiss và Z. Dirner (1952) brasilin và brasilein đều có tác dụng làm mạnh và kéo dài tác dụng của hocmon thượng thận đối với mẩu ruột cô lập của chuột bạch hoặc tử cung cô lập của thỏ và đối với huyết áp của thỏ.

4. Năm 1952 M. Gabos, I. Szodady và Z. Dirner còn báo cáo thí nghiệm trên sinh thiết (coup microscopique) tổ chức thận và nước của tổ chức thận thấy brasilin và brasilein có tác dụng ức chế men histidin decacboxylaza.

5. Tù Tá Hạ và Diêm Ứng Bổng (1954-1955,1956. Trung Hoa y học tạp chí) nghiên cứu toàn diện áp dụng dược lý của tô mộc đã đi đến kết luận sau:

Báo cáo thứ nhất:

    - Với lượng vừa thích hợp, tô mộc có tác dụng làm tăng sự co bóp của tim ếch cô lập. Áp lực tim lúc đầu càng yếu, tác dụng càng rõ.

    - Nước tô mộc làm cho sự co mạch của huyết quản ếch tăng lên (phương pháp Treudenberg). Nếu bắt đầu dùng nước tô mộc trước rồi mới bắt đầu dùng muối nitrit, sẽ không xuất hiện nữa.

    - Nước tô mộc không có ảnh hưởng đối với hô hấp và huyết áp của chó bị gây mê. Nếu phối hợp với histamin hoặc hocmon thượng thận cũng không thấy tác dụng hiệp đồng.

    - Đối với mẩu ruột thỏ bị cô lập, nước tô mộc không có tác dụng, nhưng có thể tăng mạnh tác dụng của hocmon thượng thận đối với mẩu ruột.

    - Nước tô mộc hơi có tác dụng ức chế đối với tử cung cô lập của chuột nhắt. Nếu phối hợp tô mộc với hocmon thượng thận, tác dụng ức chế càng rõ.

    - Nước tô mộc và hematoxylin không giống nhau. Tựa hồ như không có tác dụng kháng histamin.

Báo cáo thứ hai:

    - Bôi dầu thông trên bụng thỏ. Nước tô mộc không có tác dụng giảm nhẹ tính chất kích thích của dầu thông.

    - Thí nghiệm trên phế quản của chuột bạch, nước tô mộc không có tác dụng làm giảm mất tác dụng của histamin đã gây co bóp trên phế quản.

    - Tiêm nước tô mộc vào tĩnh mạch của con chó đã gây mê, dung tích của thận không bị ảnh hưởng.

    - Sau khi tiêm 0,1ml vác-xin thương hàn vào tĩnh mạch con thỏ để gây sốt, sau đó tiêm vào màng bụng 5ml dung dịch 20% tômộc, nhiệt độ không giảm.

    - Tiêm vào bụng chuột nhắt 1ml dung dịch 100% tô mộc, không làm mất tác dụng cong đuôi do tiêm mocphin vào chuột 1mg/10g chuột. Đối với thỏ hầu như có tác dụng đối khángvới tác dụng trấn tĩnh do tiêm mocphin vào dưới da (5mg/kg thân thể).

    - 0,2ml dung dịch 20% tô mộc có thể khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị đình lại do tiêm nước sắc 20% vị thuốc chỉ xác.

Báo cáo thứ ba:

    - Dùng nước tô mộc cho thỏ, chuột bạch, chuột nhắt uống hoặc tiêm tĩnh mạch hay dưới da hoặc thụt đều gây ngủ; lượng lớn có thể gây mê và có thể chết.

    - Nước tô mộc có tác dụng đối kháng đối với tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh do stricnin hoặc côcain gây ra.

    - Nước tô mộc có khả năng khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị cloranhytdrat hoặc quinin clohydrat, pilocacpin, eserin salixylat làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.

    - Tiêm nước sắc tô mộc dưới da hoặc vào bụng con chó có thể gây nôn mửa và đi tả.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính vị theo Đông y: Vị ngọt, bình, không độc; vào 3 kinh Tâm, Can và Tỳ. Có tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết, chửa đẻ xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng.

Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu, dùng trong các trường  hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt.

Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.

Một số vùng nhân dân dùng tô mộc nấu với nước uống thay chè.

Phụ nữ có thai không dùng được.

Ngày uống 6-12g, dưới dạng thuốc sắc.

Nước sắc gỗ vang còn dùng để nhuộm đồ gỗ trước khi đánh vécni.

Đơn thuốc có tô mộc:

    1. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều hoặc đẻ xong đau bụng từng cơn: Tô mộc 10g, huyền hồ sách 6g, sơn tra 10g, hồng hoa 3g, ngũ linh chi 8g, đương quy thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.

    2. Đẻ xong ra huyết nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml; chia 2 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tỷ giải
24/01/2025 08:06 CH

- 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Măng cụt - 山竺、山竹子. Còn gọi là sơn trúc tử, mangoustanier. Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttferae). Tuy mang tên sơn trúc tử tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không có cây này, vẫn phải nhập từ nước ngoài vào.
Màng tang - 澄茄子. Còn gọi là tất trừng già. Tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers. Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Mang tiêu - 芒硝. Còn gọi là phác tiêu, huyền minh phấn. Tên khoa học Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis. Mang tiêu (Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis) là muối natri sunfat thiên nhiên tinh chế mà thành. Huyền minh phấn (Natrium Sulfuricum exciccatum) còn gọi là nguyên minh phấn, hay phong hóa tiêu là mang tiêu khử hết nước.
Mật động vật (đởm) Đông y và Tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng Tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn Đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, mật dê, mật lợn, mật bò, mật trăn, mật rắn, mật gà, mật cá chép, .v.v.
Mật gấu - 熊膽 (熊胆). Còn gọi là hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài gấu ngựa Selenarctos thibetanus G. Cuvier. có khoang như chữ V trắng ở ngực. Đôi khi có loài gấu chó hay gấu đen, gấu xám (hiếm hơn) Ursus arctos lisiotus Gray.
Mật lợn, mật bò - 豬膽, 牛膽 (猪胆, 牛胆). Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc đem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Mặt quỷ - 羊角藤. Còn gọi là đơn mặt quỷ, dây đất, nhầu đó, cây ganh, khua mak mahpa (Lào). Tên khoa học Morinda umbellata L. (Morinda scandens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Máu chó - 小葉紅光樹 (小叶红光树). Còn gọi là muscadier à suif. Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms). Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mẫu lệ - 牡蠣. Còn gọi là vỏ hầu, vỏ hà, hầu cồn, hầu cửa sông, hà sông. Tên khoa học Ostrea sp. Thuộc họ Mẫu lệ (Ostridae). Mẫu lệ (Concha Ostreae), là vỏ phơi khô của nhiều loại hầu hay hà như hầu cửa sông (còn gọi là hầu cồn, hà sông), Ostrea rivularis Gould hầu ve, hầu đá, hầu lăng v.v... Mẫu là đực, lệ là giống sò to; vì người xưa cho rằng giống sò này chỉ có đực.
Me - 酸角. Còn gọi là cây me, ampil, khua me (Campuchia), mak kham (Lào). Tên khoa học Tamarindus indica L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Mía - 甘蔗. Còn gọi là cam giá. Tên khoa học Saccharum offcinarum L. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Saccharum do chữ Ấn Độ, sakhara có nghĩa là đường; cam giá vì "cam" là ngọt, "giá" là gậy, cây trông giống cái gậy, có vị ngọt.
Mít - 波羅蜜 (波罗蜜). Còn gọi là mac mi, may mi (Lào), khnor (Cămpuchia). Tên khoa học Artocarpus integrifolia L.f. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Mơ tam thể - 絨毛雞矢藤 (绒毛鸡矢藤). Còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng lá cây mơ tam thể.
Mộc hoa trắng - 止瀉木 (止泻木). Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông. Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.
Mộc hương - 木香. Trên thị trường có nhiều loại mộc hương, nhưng sau đây là 2 vị chính: (1) Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurealappa lappa Clarke) thuộc họ Cúc (Compositae). (2) Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L.) cũng thuộc họ Cúc (Composiae). Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliel Franch.
Mộc nhĩ - 木耳. Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
Mộc tặc - 木贼. Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút. Tên khoa học Equisetum arvense L. Thuộc họ Mộc tặc (Equisetaceae). Mộc tặc (Herba Equiseti arvensis) là toàn cây mộc tặc phơi khô. Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc ("mộc" là gỗ, "tặc" là giặc, giặc đối với gỗ).
Mộc thông - 木通. Mộc thông là một vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không thống nhất. Người ta đã thống kế, phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc hương (Aristolochiaceae), Mao lương (Rauunculaceae) cho vị thuốc mang tên mộc thông. Tại Việt Nam, cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông. Khi sử dụng cần chú ý theo dõi. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cây thường được dùng nhất. Vị mộc thông, nguyên gọi là thông thảo, vì có lỗ nhỏ ở hai đầu nên gọi tên như vậy ("mộc" là gỗ, "thông" là thông qua).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]