Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY THUỐC PHIỆN - 罂粟

Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác.

Tên khoa học Papaver somniferum L.

Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae).

CÂY THUỐC PHIỆN, 罂粟, a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác, Papaver somniferum L., họ Thuốc phiện, Papaveraceae

Cây thuốc phiện - Papaver somniferum

Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Anh túc xác (Fructus Papaveris deseminatus) còn có tên túc xác là quả thuốc phiện sau khi đã lấy hạt và nhựa rồi phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thuốc phiện sống hàng năm hoặc 2 năm, thân cây nhẵn, trên có phủ phấn trắng, thân mọc thẳng cao 0,70-1,50m, ít phân nhánh.

Lá mọc so le, lá ở dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân cây. Lá hình trứng dài 6-50cm, rộng 3,5-30cm đầu trên nhọn, đầu phía cuống nhọn hoặc hơi hình tim.

Hoa mọc đơn độc ở đầu thân hoặc đầu cành có cuống dài 12-14cm; đài hoa có hai lá dàimàu xanh sớm dụng, lá đài dài 1,5-2cm. Tràng có 4 cánh, dài 5-7cm, màu trắng hoặc hồng hay tím. Nhị nhiều, bao vây một bầu có một ngăn gồm 15-20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.

Quả là mội nang hình cầu hoặc hình trụ dàI 4-7cm, đường kính 3-6cm, khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra, đỉnh quả còn lại núm. Trong quả chín có rất nhiều hạt nhỏ, hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng nhỏ dài 0,5-1mm; màu xám trắng hoặc xám đen.

Toàn thân cây bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển màu đen. Khi hái quả để làm anh túc xác thường ta thấy trên mặt quả có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3-4 đường.

Mùa hoa tháng 4-6. Mùa quả tháng 6-8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng tại các vùng cao có khí hậu mát lạnh ở nước ta như ở Lào Cai, Lai châu, Hà tuyên, Cao bằng, Lạng Sơn, Hà Tây. Tại các nước khác đều có trồng: Liên Xô cũ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam tư, Bungari v.v...

Nhựa chích vào lúc quả còn xanh. Quả (anh túc xác) hái sau khi quả chín.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong anh túc xác có axit meconic, axit tactric, axit xitric, mocphin, nacotin, papaverin và một chất gọi là papaverrozin (tinh chất muối và sáp).

Quả chín chứa nhiều ancaloit hơn quả non. Trong quả chín lượng mocphin có thể lên tới 0,5%.

Vỏ quả chưa chín chỉ chứa 0,02-0,05% mocphin, cả nacotin và codein vào khoảng 0,0113-0,0116.

Vỏ quả chín chỉ chứa 0,018% nacotin và codein 0,028% nacotin và codein 0,028%.

Trong sáp của vỏ quả chủ yếu gồm este của axit panmitic, axit xerotic và cồn xerylic.

Thành phần trên thay đổi tùy theo cách thu hái, nguồn gốc cây thuốc phiện.

Năm 1942, Diệp Bích Nguyên có phân tích một loại anh túc xác của Trung Quốc thấy tỷ lệ ancaloit như sau: mocphin 0,012%, cedein 0,010%, nacotin 0,022%, naxein 0,003 và một ít papaverin.

Trong hạt thuốc phiện có 40-50% chất dầu, 18,4-21,6% chất protit, 0,25-0,94% lexitin, men (diastaza) emunsin, lipaza, nucleaza và pectin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Xem ở những sách dược lý, dược liệu nói về thuốc phiện. Đã giới thiệu nhiều.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Anh túc xác (vỏ quả thuốc phiện khô) được dùng chữa các bệnh ho lâu ngày không khỏi, ho gà, đi tả. Liều dùng 4-5g.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Canh ki na
23/03/2025 11:47 CH

- 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
Cói - 茳芏. Còn gọi là lác. Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Côn bố - 昆布. Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt (có tên khoa học là Laminaria japonica). Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). "Côn" có nghĩa là cùng, là giống; "bố" là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Con rết - 蜈蚣. Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Tên khoa học Scolopendra morsitans L.. Thuộc họ Ngô công (Scolopendridae). Ngô công là toàn con rết Scolopendra monrsitans L. phơi hay sấy khô.
Cốt toái bổ - 骨碎補. Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó (Thái ở châu Quỳnh Nhai), co in tó (Thái ở Điện Biên), cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei J. Sm. (Polypodium fortunei O. Kuntze). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cốt toái bổ hay bổ cốt toái (Rhizoma Drynariae fortunei) là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
Củ cấu - 菱. Còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực, (Trung Quốc) macre, krecchap (Cămpuchia). Tên khoa học Trapabicornis L. Thuộc họ Củ ấu (Hydrocaryaceae).
Củ cốt khí - 虎杖根. Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học Reynaotria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.
Củ gió - 金果欖 (金果榄). Còn gọi là kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm. Tên khoa học Tinospora capillipes Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Củ khỉ - 野黄皮. Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí. Tên khoa học Murraya tetramera Huang-Murraya glabra Guill.Clausenia dentata(willd) Roem. Thuộc họ cam (Rutaceae).
Củ nâu - 薯莨. Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cúc áo - 天文草. Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cressdon de Para. Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc hoa - 菊花. Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine, [Chrysanthemum morifolium Ramat Chrysanthemum indicum Lour. (non L.)]. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (flos Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: Tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.
Cúc liên chi dại Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage. Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc mốc - 芙蓉菊. Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]