Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY THÔNG THIÊN - 黃花夾竹桃

Còn gọi là hoàng hoa giáp trúc đào, laurier jaune, -noix de serpent, yellow oleander, bois à lait.

Tên khoa học Thevetia neriifolia Juss. (Cerbera thevetia L., Cerbera peruviana Pers).

Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).

CÂY THÔNG THIÊN, 黃花夾竹桃, hoàng hoa giáp trúc đào, laurier jaune, noix de serpent, yellow oleander, bois à lait, Thevetia neriifolia Juss., Cerbera thevetia L., Cerbera peruviana Pers, họ Trúc đào, Apocynaceae

Cây thông thiên - Thevetia neriifolia

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỡ cao chừng 4-5m; thân nhẵn, trên cành mang nhiều sẹo của lá đã rụng.

Lá hình mác, hẹp, dài 8-15cm, rộng 4-7mm, đơn, nguyên, nhẵn, đầu nhọn, mặt trên bóng mặt dưới mờ: Gân giữa nổi rõ, gân phụ không rõ.

Hoa màu vàng tươi rất đẹp và thơm to, mọc thành xim ở gần ngọn.

Quả rất đặc biệt, hạch hình 3 cạnh dài 3 đến 5cm, dầy chừng 2-2,5cm, hơi chia thành 4 múi; lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có màu đến bóng, nhưng dăn lại, và rất mềm. Hạch hình ba cạnh rất cứng rắn, màu vàng nhạt bẩn, có khi hơi nâu hay đen nhạt, lắc sẽ thấy tiếng hạt lúc lắc, trong chứa 1 hay 2 hạt; hạt dài khoảng 12mm, rộng 12mm, dày 5mm, màu trắng vàng nhạt, vị rất đắng, hơi có cảm giác tê.

Toàn cây có nhựa mủ trắng. Khi bẻ cành hay châm vào quả, ta thấy nhựa mủ khi mới chảy ra có màu trắng sau chuyển màu đen. Vì vậy khi cắt các bộ phận của cây, ta thấy vết cắt chóng chuyển màu đen.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này vốn nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó di thực và châu Á, châu Phi.

Được trồng làm cảnh tại nhiều tỉnh ở Việt Nam (mọc rất dễ dàng) trồng bằng hạt. Tại gốc cây lớn, người ta dùng thường thấy nhiều cây con; có thể đánh đi trồng nơi khác, nên trồng tập trung từng cụm từ 5 đến 10 cây một chỗ để khi thu hoạch hạt được dễ dàng và đỡ tốn kém.

Nên trồng tại các công viên, vừa làm cảnh đẹp, vừa có nguyên liệu để chế thuốc.

Ta có thể dùng hạt, vỏ hay lá, nhưng chủ yếu là hạt. Mùa quả từ tháng 10 đến tháng 3.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt thông thiên có những chất sau đây:

   1. Chất dầu 35-41% (phương pháp ép) hoặc 57% (phương pháp dùng dung môi). Dầu có mùi thơm, gần như mùi hạnh nhân. Tỷ trọng 0,914 ở 25o. Ở nhiệt độ này dầu rất trong nhưng ở nhiệt độ 15o dầu trở nên sền sệt và ở nhiệt độ 13o dầu đặc lại.

   Theo Oudemans, dầu gồm 63% triolein, 37% tripanmatin và tristcarin.

   Ngoài ra còn một ít axit lineolic và axit myristic, rất ít axit arachidic.

   Có tác giả cho rằng dầu hạt thông thiên có độc, gây nôn và đi ỉa lỏng (Short in Dymock, Phanrmacographia indica); nhưng một số tác giả khác (De Vrij, Boulay ) lại cho rằng dầu này không có độc nếu chế tinh khiết; sở dĩ có hiện tượng ngộ độc là do các chất độc lẫn vào khi ép hay chiết xuất.

   2. Một số chất heterozit, trong đó được biết rõ nhất là các chất tevetin và nerifolin.

   a/ Tevetin - C42H66O18.3H2O - trọng lượng phân tử 912,9 là một chất có tinh thể, không màu, không mùi, vị rất đắng. Tan trong 12 phần nước ở nhiệt độ 15o, không tan trong axeton, clorofoc và ête. Độ chảy 192-193o. Năng suất quay cực ở 20o là -62o5 (trong rượu metylic).

   Thủy phân tevetin sẽ cho một phân tử tevetoza, 2 phân tử glucoza và một phần không đường (genin hay aglycon). Phần không đường của tevetin rất giống phần không đường của digitalin; nhưng trong khi ta thủy phân digitalin bằng tác nhân lý hoá nhẹ, digitalin dễ dàng giải phóng 3 chất đường digitoxoza và digitoxigenin không tan, trái lại trong trường hợp đó đường tevetoza là một đường đặc hiệu của tevetin dính chặt với phần không đường làm cho tevetin có độ tan nhiều hơn, do đó tác dụng nhanh hơn, ít tích luỹ hơn và cũng ít độc hơn digitalin. Tỷ lệ tevetin chiết suất được từ 3-5%.

   Tevetin cho phản ứng Legat dương tính mà không cho phản ứng Keller-Kiliani.

   b/ Neriifolin và dẫn xuất monoaxetyl của neriifolin.

   Frèes Jacques có lấy được từ thông thiên một glucozit mới với tỷ lệ 3% có tác dụng giống như digitalin. Người ta đã xác định đây chỉ là hỗn hợp bằng nhau của 2 chất neriifolin và dẫn xuất monoaxetyl của neriifolin.

   Neriifolin - C30H46O8 - có độ chảy 208o, năng suất quay cực ở nhiệt độ 20o là -49o5 (trong rượu metylic). Kết tinh trong etyl axetat thành hình giác trụ, vị đắng. Khi ta axetly hóa trong môi trường pyrdin sẽ được diaxetyl neriifolin có độ chảy 134o, năng suất quay cực ở 20oC là -80o (trong rượu metylic).

IMG

   Trong rượu kali hydroxyt N/10, chất neriifotin đồng phân hóa và cho isoneriifolin có độ chảy 251o, năng suất quay cực ở 20oC là -72o (trong rượu metylic).

   Thủy phân, neriifolin cho một genin vô định hình và một đường là tevetoaza (một chất metyl metoxypentoza).

   Chất tevetin có trong hạt và vỏ cây. Trong lá và vỏ quả không có. Ngoài tevetin và lá và vỏ quả không có. Ngoài tevetin và neriiolin ra, Warden (1881) còn lấy ra từ hạt và vỏ một chất cho màu xanh khi thêm axit, đặc biệt axit clohydric. Khi ta giã vỏ hay hạt vồi nhỏ axit clohydric vào ta sẽ thấy màu xanh. Phản ứng nay có thể dùng để phát hiện ngộ độc do thông thiên: Chiết suất các chất trong dạ dày bằng rượu, rồi bằng cồn amylic, cô để loại dung môi, rồi thêm axit clohydric, sẽ thấy hiện màu xanh, nếu có hạt thông thiên.

   Năm 1958 chúng tôi chiết được từ hạt thông thiên mọc ở Việt Nam chất tevetin với hiệu suất 0,5-2,5% và chất dầu với hiệu suất 40-50% (Đỗ Tất Lợi - Hoàng Xuân Vinh - Kỷ yếu công trình đại học y dược Hà nội, 1958: 121-123).

D. TÁC DUNG DƯỢC LÝ

Chất tevetin đã được nghiên cứu nhiều về mặt dược lý. Nói chung, nó có tác dụng như những chế phẩm của thuốc tim Digitalis. Nhưng do độ tan và sự bền vững của nó trong cơ thể, độ độc thấp, do tác dụng nhanh, dù uống hay tiêm mạch máu, và do nó không tích luỹ trong cơ thể, dùng điều trị hàng tháng cũng không có hiện tượng ngộ độc.

Đơn vị mèo của tevetin (tức là lượng tevetin tinh trên 1kg cơ thể mèo tiêm liên tục gây ngừng tim) là 0,889mg trên 1kg cơ thể. Như vậy so với digitalin, nó ít độc hơn 2 lần và 3 lần ít độc hơn so với nabain (uabain lấy ở hạt cây Strophanthus gratus).

Khi mới tiêm vào, tevetin gây tim đập chậm và làm cho sự co bóp của tim mạch lên, như vậy chứng tỏ nó tác dụng nhanh. Nếu tiếp tục tiêm, sẽ thấy xuất hiện các hiện tượng ngộ độc: Tim đập nhanh và rung tâm thất (fibrillation ventriculaire).

Nhưng hiện tượng ngộ độc do tevetin có thể hết dù đã xuất hiện những triệu chứng ban đầu, không giống như đối với digitalin. Vì digitalin gây ra những hiện tượng tích luỹ của nó trong cơ thể.

Liều tối thiểu gây tim bóp trên tim ếch là 0,004 đến 0,005mg đối với 1g trọng lượng của ếch.

Trên toàn thân, tùy theo giống vật thí nghiệm, với liều rất thay đổi từ con vật này sang con vật khác trong cùng một loài, teve tim có thể gây kích thích cơ trơn của ruột. Hiện tượng buồn nôn và nôn mửa chỉ xuất hiện (trừ trường hợp nhậy cảm đặc biệt) với liều gần độc (dose subléthale). Những liều bằng 9/10 liều độc gần độc cũng được bài tiết với cùng một tốc độ đủ cho dưới hình thức nào cũng vậy: uống tiêm dưới da hay tiêm mạch máu thì điều tiết ra ngoài, sau 5 giờ 47%, 2 giờ 71%, sau 24 giờ 84%.

Trên người không có thương tổn gì ở tim, với liều 1 đến 5 đơn vị mèo nghĩa là 0,889 đến 4,445mg tevetin gây tim đập chậm (9 đến 30 lần đập trong 1 phút. Với liều 2 đơn vị mèo, mức tim đập chậm tối đa và xuất hiện trong vòng 2 đến 3 giờ. Đối với một số người, với liều 3 đơn vị mèo có hiện tượng nóng ở tim.

E.  CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Chất tevetin đã được một hãng sản xuất của Pháp chế thành biệt dược làm thuốc chữa tim dưới dạng dung dịch 1%., 1ml tương ứng với 30 giọt và 1mg tevetin. Ngày uống từ 1 đến 2mg (30 đến 60 giọt một ngày) chia làm 2 hay 3 lần uống. Có thể dùng lâu vì thuốc không tích luỹ. Đóng thành từng chai 20ml.

Có loại chế thành thuốc tiêm, một hộp 6 ống, mỗi ống 2ml tương ứng với một mg tevetin. Ngày tiêm 1-2 ống (tiêm mạch máu).

Dùng trong những trường hợp kém tim, tim đập loạn nhịp, viêm tâm cân, tim suy nhược sau khi mổ hay sau khi mắc bệnh nhiễm trùng; đau van tim, nhất là trường hợp này, tevetin tỏ ra hơn hẳn digitalin.

Có thể dùng cho những trường hợp không chịu thuốc digitalin và uabain hoặc luân phiên với digitalin và uabain.

Ngoài việc dùng chất tevetin chiết từ hạt, có nơi còn dùng hạt giã nát để làm thuốc trừ sâu (hạt giã nát, ngâm với nước, thêm vào một lượng xà phòng bằng trọng lượng hạt. Phun lên sâu bọ. Số lượng tuỳ theo sâu cánh cứng hay cánh mềm.

Cây và thuốc chế từ thông thiên có chất rất độc; cần chú ý tránh gây ngộ độc.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sấu
28/04/2025 01:46 SA

- 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Lưỡi rắn - 水線草. Còn gọi là vương thái tô, cóc mẳn, đơn thảo, đơn đòng, tán phòng hoa nhĩ thảo. Tên khoa học Oldenlandia corymbosa L. (O. biflora Lamk, Hedyotis burmaniana R. Br). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Lười ươi - 胖大海. Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Cămpuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tam bayang, noix de Malva, graine gonflante (Pháp). Tên khoa học Sterculia lychnophora Hance. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Mã đề - 車前. Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái), su ma (Thổ). Tên khoa học Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây: 1. Xa tiền tử: Semen plantaginis - là hạt phơi hay sấy khô. 2. Mã đề thảo: Herba plantaginis - là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. 3. Lá mã đề: Folium plantaginix - là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Ma hoàng - 麻黃. Còn gọi là thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàng, trung ma hoàng. Tên khoa học Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge, Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae). Ma hoàng (Herba Ephedrae) là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài ma hoàng phơi hay sấy khô. Tên ma hoàng vì vị thuốc có vị ma (cay cay tê tê, không rõ rệt) màu vàng. Tên Ephedra do chữ Epi có nghĩa là trên, hedra có nghĩa là đất, ý nói là cây thuốc mọc trên đá; chữ sinica có nghĩa là cây nguồn gốc ở Trung Quốc; equisetina là một tặc ý nói có loài ma hoàng giống cây mộc tặc (cỏ tháp bút).
Mã thầy - 荸薺 (荸荠). Còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Mã tiền - 馬錢 (马钱). Còn gọi là củ chi, sleng thom, sleng touch (Campuchia), kok toung ka (Lào), vomiquier fausse angusture, mắc sèn sứ (Thổ) co bên kho (Thái). Tên khoa học Strychnos nuxvomica L. Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi Strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những ancaloit có tác dụng mạnh chủ yếu là strycnin và bruxin. Có cây là cây đứng, có cây là dây leo. Nhiều cây leo chưa được xác định tên chắc chắn, thường chỉ mới tạm xác định là Strychnos sp. Có khi cùng một loài nhưng nếu khai thác hạt người ta gọi là cây mã tiền, nếu khai thác vỏ người ta lại gọi là cây hoàng nàn. Tên Strychnos do chữ Hy Lạp có nghĩa là những cây có độc, nux có nghĩa là quả cứng, vomica nghĩa là gây nôn, ý nói Strychnos nuxvomica là một cây có độc, quả cứng gây nôn.
Mắc kẹn - 七葉樹 (七叶树). Còn gọi là bàm bàm, ma keyeng, may kho, marronier. Tên khoa học Aesculus sinenisis Bunge. Thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mắc nưa - 柿油樹. Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mạch ba góc - 蕎麥 (荞麦). Còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai, Yên Bái). Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Cilib). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết rutin.
Mạch môn đông - 麥門冬. Còn có tên là mạch đông, cây lan tiên. Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đông.
Mạch nha - 麥芽. Tên khoa học Maltum. Mạch nha chính thức là hạt lúa mạch Hordeum sativum Jess. var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae) cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60 độ. Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Muốn có thóc nẩy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sãy hết trấu mà dùng.
Mai mực - 海螵鞘. Còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt. Tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, Sepiaandreana Steen-Strup. Thuộc họ Cá mực (Sepiidae). Ô tặc cốt - Os Sepiae là mai rửa sạch, phơi khô của con mực nang hay mực ván (Seppiaesculenta Hoyle) hoặc của con mực ống, mực cơm (Sepiidae) nhưng chủ yếu là mực nang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ. Tên ô tặc vì theo cách sách cổ, con cá mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi trên mặt nước, chim tưởng là xác chết, bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống nước ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nói xương của giặc đối với quạ. Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại gặp ở ngoài bể (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Mâm xôi - 粗葉懸鉤子 (粗叶悬钩子). Còn gọi là đùm đũm. Tên khoa học Rubus alceaefolius Poir. (Rubus fimbriifeus Focke). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Màn kinh tử - 蔓荊子. Còn gọi là kinh tử, vạn kim tử, quan âm, thuốc kinh, thuốc ôn, đẹn ba lá. Tên khoa học Vitex trifoolia L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Màn kinh tử (Fructus Viticis) là quả chín phơi hay sấy khô của cây quan âm hay cây màn kinh, còn gọi là cây thuốc ôn. Màn là mọc lan ra, kinh là gai. Thứ cây này mọc lan ra mặt đất, nên gọi tên như vậy.
Mần tưới - 澤蘭 (泽兰). Còn gọi là hương thảo, lan thảo, Ayapana du Tonkin. Tên khoa học Eupatorium staechadosmun Hance. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Măng cụt - 山竺、山竹子. Còn gọi là sơn trúc tử, mangoustanier. Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttferae). Tuy mang tên sơn trúc tử tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không có cây này, vẫn phải nhập từ nước ngoài vào.
Màng tang - 澄茄子. Còn gọi là tất trừng già. Tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers. Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Mang tiêu - 芒硝. Còn gọi là phác tiêu, huyền minh phấn. Tên khoa học Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis. Mang tiêu (Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis) là muối natri sunfat thiên nhiên tinh chế mà thành. Huyền minh phấn (Natrium Sulfuricum exciccatum) còn gọi là nguyên minh phấn, hay phong hóa tiêu là mang tiêu khử hết nước.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]