Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY SỮA - 糖膠樹 (糖胶树)

Còn có tên là mùa cua, mò cua (Nam Bộ và nam Trung Bộ), tinpét (Viênta nin), popeal-khê (Cămpuchia).

Tên khoa học Alstonia scholaris (L.) R. Br. (Echites scholaris L.).

Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).

CÂY SỮA, 糖膠樹, 糖胶树, mùa cua, mò cua, tinpét, popeal-khê, Alstonia scholaris (L.) R. Br., Echites scholaris L., họ Trúc đào, Apocynaceae

Cây sữa - Alstonia scholaris

Chú thích về tên: Cây sữa vì loài cây có chất nhựa mủ trắng như sữa. Tên Alssonia scholaris vì gỗ cây này rất mịn, nhỏ, tại các trường học ở Ấn Độ dùng làm bảng viết cho học trò (scholaris là trường học).

Người ta dùng vỏ cây phơi hay sấy khô làm thuốc.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt  trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau.

Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5m, trêm mặt có lông màu nâu nhạt, đài 2cm.

Mùa hoa nở: Từ tháng 8 đến tháng 12.

Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta. Hay trồng dọc 2 bên đường phố để lấy bóng mát. Hoa có mùi thơm hắc khó chịu. Có mọc ở nhiều nước nhiệt đới khác: Ấn Độ, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, châu Úc, châu Phi.

Vỏ hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp: Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Từ vỏ cây sữa các nhà nghiên cứu Hesse và Houdson đã chiết suất được các ancaloit như sau: (Theo Ôrêkhov).

   - Ditanin có công thức thô C16H19O2N và echienin có công thức thô C20H27O4N. Những ancaloit này đều vô định hình, độ chảy 75ºC và 120º. Tên Ditain vì tại Mani cây này có tên là Đita. Tên echitenin vì cây còn có tên là Echites schoaris.

   - Echitamin hay ditamin C22H28O4N2 kết tinh với 1 phân tử hoặc 4 phân tử nước. Độ chảy 206º (Tinh thể một phân tử nước) (α)D= -28º8 dễ tan trong nước, tan nhiều hơn trong cồn. Dung dịch có phản ứng kiềm mạnh. Dễ tan trong ête và clorofoc. Cho muối với 1 phân tử axit. Trong phân tử có một nhóm Nmetyl và 2 nhóm hydroxyl.

   - Echotamidin C20H26O3N2 độ chảy 135º. Cho muối tinh thể với axit.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những ancaloit chiết từ vỏ cây sữa và đã đi tới kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin.

Năm 1926 José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philipin (Philipin J Sci. 3: 31). Chúng tôi rất tiếc không có số báo đó để trích yếu ở đây.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Vỏ cây sữa được nhân dân Việt Nam, Ấn Độ, Philipin, Cămpuchia và một số nước khác vùng Đông Nam Á sử dụng làm thuốc. Trung Quốc và Nhật Bản không thấy dùng.

Thường vỏ cây sữa được dùng làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh và chữa lỵ hoặc ỉa chảy.

Liều dùng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô hoặc sắc uống hay chế biến thành cao lỏng.

1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,20 đến 0,30g.

Có thể ngâm rượu uống như sau:

2. Rượu vỏ cây sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-40º) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính.

3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 60º theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 60º trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 60º cho có trọng lượng của vỏ: Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5 đến 1,5g một ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g một  lần và 6g trong 1 ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thủy ngân
07/07/2025 09:31 CH

- 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nhau sản phụ - 紫河車 (紫河车). Còn gọi là thai bàn, thai y, thai bào, nhân bào, tử hà sa. Tên khoa học Placenta Hominis. Nhau sản phụ là bộ phận ở trong tử cung của người mẹ cùng với cái thai. Khi thai còn ở bụng mẹ thì nhau sản phụ có nhiệm vụ che chở và nuôi dưỡng thai.
Nhện - 蜘蛛. Còn gọi là trứng nhện, bích tiền, bích tâm trùng, bích hỷ oa. Tên khoa học Gossamer Urocteae. Người ta dùng trứng hay toàn con nhện ôm trứng - Uroctea compactilis Koch, thuộc họ Nhện (Urocteidae).
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhựa cóc - 蟾酥. Còn gọi là thiềm tô. Tên khoa học Secretio Bufonis. Thiềm tô (Secretio Bufonis) là nhựa tiết ở tuyến sau tai và tuyến trên da của con cóc (Bulo bufo thuộc họ Cóc - Bufonidae và những con cùng chi) chế biến mà thành. Loài cóc phổ biến ở nước ta là Bufo melanostictus. Ngoài nhựa có (thiềm tô) con cóc còn cho ta thịt cóc dùng làm thuốc chữa bệnh cam còm của trẻ con. Vị thuốc có độc. Nhựa cóc thuộc loại thuốc độc bảng A. Cần chú ý, dùng phải cẩn thận.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Nhục thung dung - 肉蓯蓉 (肉苁蓉). Tên khoa học Herba Cistanches Caulis Cistanchis. Vị thuốc nhục thung dung ít dùng, nhưng lại rất được sử dụng chữa những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Sách thần nông bản thảo xếp vị nhục thunh dung vào loại "thượng phẩm".
Niễng - 茭白. Còn gọi là cô mễ, giao cẩn, lúa miêu, của niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizania latifolia Turcz, (Zizania aquatica L., Zizapia dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseb., Limnochloa caduciflora Turcz.). Thuộc họ Lúa Poeceae (Gramineae). Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử. Giao bạch tử (Fructsus Zizaniae) là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Nọc ong - 蜂毒. Nọc ong là một vị thuốc được nhân dân nhiều nước châu Á và châu Âu biết dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt, hay có khi người ta uống con ong, gần đây người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion (ionphorese). Muốn lấy nọc ong hàng loạt, người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt lên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ "đốt " màng mỏng. Nọc chảy ra người ta hứng lấy để chế thuốc.
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Nước bọt - 唾液. Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân gọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt). Tên khoa học Saliva.
Nước tiểu - 人尿. Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe. Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn). Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người) thì con người sống sao nổi. Cho nên một phần lớn nước đó được đưa trở lại nuôi cơ thể, còn một phần thải ra dưới dạng nước tiểu, mồ hôi, ...
Ô đầu - Phụ tử - 烏頭 - 附子 (乌头 - 附子). Trong đông y thường coi phụ tử là một vị thuốc bổ "dương" do đó có câu (sâm, nhung, quế, phụ) nhưng có nhiều người lại rất sợ phụ tử vì coi đó là một vị thuốc rất độc. Vậy sự thật như thế nào? Ô đầu và phụ tử là hai vị thuốc khác nhau hay là cùng một vị? Do một cây hay do hai cây khác nhau? Cần nắm vững ngay rằng ô đầu, phụ tử đều do một cây mà ra, nhưng do cách chế biến khác nhau mà ô đầu rất độc, thường chỉ dùng để xoa bóp bên ngoài, còn phụ tử ít độc hơn có thể dùng uống trong với liều khá cao.
Ô đầu và phụ tử - 烏頭 附子 (乌头 附子). Còn gọi là xuyên ô, thảo ô. Tên khoa học Aconitum sinense Paxt. Thuộc họ Mao lương (Ranuneulaceae). Ô đầu và phụ tử để do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau: (1). Ô đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu - Acontum sinense, đào về, rửa sạch phơi hay sấy khô. Vị thuốc này các vị lương y đều thống nhất coi là vị thuốc rấr độc. Hiện được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A. (2). Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiếm. Các vị lương y có người coi là độc, nhưng có vị coi là không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g hay hơn nữa.
Ô đầu Việt Nam - 越南烏頭 (越南乌头). Còn gọi là củ gấu tàu, củ ấu tàu (đừng nhầm với vị hương phụ có tên là củ gấu, xem vị này), cố y (Mèo - Nghĩa Lộ). Tên khoa học Aconitum fortunei Hemsl, (A. conitum sinense Sieb., Aconitum kusnezoffii Reichb var bodinieri Fin. et gagnep). Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Cây này trước đây được Dr Daels giám đốc vườn thực vật Berlin Dahlem xác định là Aconitum semigaleatum.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô môi - Còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp nước, cây cốt khí, cây quả canhkina, sac phlê, krêête, rich chopeu (Cămpuchia), brai xiêm, may khoum (Viên chăn). Tên khoa học Cassia grandis L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]