Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY NẮP ẤM - 豬籠草 (猪笼草)

Còn gọi là Trư lủng thảo, Trư tử lung (Trung Quốc), Bình nước (miền Trung và Nam Việt nam), cây bắt ruồi.

Tên khoa học Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.

Thuộc họ Nắp ấm (Nepenthaceae).

CÂY NẮP ẤM, 豬籠草, 猪笼草, Trư lủng thảo, Trư tử lung, Bình nước, cây bắt ruồi, Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce., họ Nắp ấm, Nepenthaceae

Cây nắp ấm - Nepenthes mirabilis

A. MÔ TẢ CÂY

Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, nữa ôm vào thân, phần lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía đầu lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước hay cặc lọ.

Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu hủy sâu bọ.

Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái.

Lá đài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá đài, 16-20 baoo phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thùy.

Quả năng, hạt mảnh và dài.

Ngoài cây nắp ấm Nepenthes mirabilis kể trên, còn thấy có N. annamensis, N. thorelli H. Lec., N. Geoffrayi N. Lec.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nắp ấm là một cây chủ yếu mọc hoang dại ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc chỉ mới gặp ở Vĩnh Linh.

Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng.

Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hiện nay chỉ mới biết rằng trong cây nắp ấm có một chất dịch gần giống mủ trong lá, thân cây đu đủ, nhưng tác dụng yếu hơn nhựa đu đủ.

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Y học cổ truyền phương đông cho rằng cây nắp ấm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khát (theo Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám Khoa học xuất bản xã 1972, 11, 72).

Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (Tư liệu YHCT Đông phương 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đờm, chỉ thống (làm hết đau).

Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm có tác dụng chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tràng, sỏi niệu quản, huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà.

Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch quả
05/05/2025 08:07 CH

- 白果. Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus. Tên khoa học Ginkgo biloba Lin. Thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khoản đông hoa - 款冬花. Còn gọi là Tussilage (Pháp) - Chassetoux (Pháp). Tên khoa học Tussilago farfara L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Khoản đông cho hai vị thuốc: (1) Hoa khoản đông (Flos Farfarae) thường gọi là khoản đông hoa, hái khi còn ở dạng nụ, hái song phơi hay sấy ngay; (2) Lá khoản đông - Folium farfarae cũng được sử dụng, nhưng ít hơn.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Kinh giới - 荊芥. Còn gọi là kinh giới tuệ, giả tô, khương giới. Tên khoa học Schizonepeta tenuifolia Briq. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Kinh giới (Herba Schizonepetae) là toàn cây kinh giới phơi hay sấy khô, gồm cả cành, cả hoa và lá. Cần chú ý ngay rằng vị kinh giới nói ở đây mới là vị kinh giới được giới thiệu trong các tài liệu cổ, trước vẫn nhập của Trung Quốc, ta chưa có. Ở nước ta, nhân dân vẫn dùng một cây khác với tên kinh giới (xem phần mô tả cây này).
Lá dong - 柊葉 (柊叶). Còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh (Thái). Tên khoa học Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ Hoàng tinh (Marantacea).
La hán - 羅漢果 (罗汉果). Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Liên kiều - 連翹 (连翘). Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài (Oleacae). Liên kiều (Fructus Forssythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.
Lô hội - 蘆薈 (芦荟). Còn gọi là tượng đảm, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định). Tên khoa học Aloe sp. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt - lưỡi hổ - vì lá giống lưỡi hổ). Lô hội được dùng cả trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta. Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]