Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY MỎ QUẠ - 穿破石

Còn gọi là hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch.

Tên khoa học Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur.

Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

CÂY MỎ QUẠ, 穿破石, hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch, Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., họ Dâu tằm, Moraceae

Cây mỏ quạ - Cudrania tricuspidata

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ thân mềm yếu nhiều cành, tạo thành bụi, có khi mọc thành cây nhỡ, chịu khô hạn rất khỏe, có nhựa mủ trắng, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó có tên Xuyên phá thạch có nghĩa là phá chui qua đá). Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai; gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây mỏ quạ).

Lá mọc cách, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm).

Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc.

Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Quả màu hồng họp thành quả kép. Mùa quả tháng 10-11.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mỏ quạ mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở những đồi hoang hay đất vườn. Cắt lấy những đoạn thân bánh tẻ đường kính 1-2cm, dài 15-25cm, cắm nghiêng, thường xuyên tưới nước cho tới khi bén rễ thì thôi.

Thường dùng lá tươi, có khi hái cả cành về nhà mới bứt lá riêng. Còn dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô. Vỏ ngoài màu vàng đất, vết cắt màu vàng nhạt, vị hơi tê tê.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Mới biết có hợp chất flavonoit.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lá mỏ quạ tươi gần đây được dùng chữa vết thương phần mềm theo kinh nghiệm của cụ lang Long (Hải Dương) như sau:

  Chủ yếu dùng lá mỏ quạ tươi, rồi tùy theo vết thương, thêm một hai vị khác.

  Lá mỏ quạ tươi lấy về rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì phải đắp cả hai bên, băng lại. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Thuốc rửa vết thương dùng là trầu không nấu với nước (40g lá trầu, 2 lít nước, nấu sôi đề nguội thêm vào đó 8g phèn phi, hòa tan, lọc và dùng rửa vết thương). Sau 3-5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần.

   Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/thong-bong) hai vị bằng nhau giã lẫn cả hai thứ đắp lên vết thương, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. 3-4 ngày sau lại thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi, là thòng bong, lá hàn the (Desmodium heterophyllum DC.) (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/han-the) ba thứ bằng nhau, cứ 3 ngày mới thay băng một lần để vết thương chóng lên da non.

   Sau 2-3 lần thay băng bằng 3 vị trên thì rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, ô long vĩ (bồ hóng) 8g, phèn phi 4g. Các vị tán mịn, trộn đều rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi (Tạp chí đông y và Sức khoẻ 4/1966, 5/1966).

Rễ được dùng trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc (Quảng Tây) làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bị đánh bị thương, phụ nữ kinh bế. Ngày dùng 10 đến 30g rễ dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm nhân dân, phụ nữ có thai không dùng được.

Chú ý nghiên cứu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Chóc gai
25/04/2025 12:04 SA

- 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Viễn chí - 遠志 (远志). Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí. Tên khoa học Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Chữ Polygala do chữ Polys là nhiều, gala là sữa vì bò ăn cây này có nhiều sữa. Tenuifolia = lá nhỏ. Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Ở nước ta theo các tài liệu, có nhiều cây thuộc chi Polygala.
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Vông vang - 黄葵. Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmiemusquée. Tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. (Abelmoschus moschatus Moench.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Vuốt hùm - 南蛇竻. Còn có tên là móc mèo, móc diều, trầu sa lực. Tên khoa học Caesalpinia minax Hance. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Xạ can - 射干. Còn gọi là cây rẻ quạt, la cho (Lang-biang), Iris tigré. Tên khoa học Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker., Ixia sinensis Murr.). Thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt.
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoài - 杧果. Còn gọi là muỗm, swai (Cămpuchia), makmouang (Viêntian), manguier. Tên khoa học Mangifera indica L. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xoan nhừ - 南酸棗 (南酸枣). Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ đào lộn hột (Anaardiaceae).
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
Xương khô - 綠玉樹 (绿玉树). Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E. viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]