Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY ME RỪNG - 餘甘子 (余甘子)

Còn gọi là du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử.

Tên khoa học Phyllantus emblica Linn.

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

CÂY ME RỪNG, 餘甘子, 余甘子, du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử, Phyllantus emblica Linn., họ Thầu dầu, Euphorbiaceae

Me rừng - Phyllantus emblica

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỡ cao 3 m, phân nhiều cành, cành nhỏ mềm, có lông, dài 20cm.

Lá xếp  thành hai hãy trên các cành nhỏ trông giống như một lá kép lông chim, cuống  lá rất ngắn. Lá kèm rất nhỏ hình ba cạnh.

Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc. Cụm hoa thành xim co mọc ở nách lá phía dưới của  cành, với rất nhiều hoa đực, vài hoa cái.

Quả hình cầu trước mọng, sau khô  thành quả mang. Hạt hình ba cạnh, màu hồng nhạt. Mùa hoa: Từ tháng 3  đến tháng 11.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc phổ biến trên các đồi trọc, các bãi hoang, trong các rừng thưa ở  nước ta. Cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn.

Còn thấy mọc ở nhiều nước vùng  nhiệt đới châu Á như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Ấn Độ.

Làm thuốc người ta dùng quả, rễ và lá.

Trong công nghiệp người ta còn dùng vỏ thân, làm nguồn nguyên liệu chế tanin.

Rễ thu hái quanh năm, đào vể rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Quả thu  hái vào mùa thu, đồ hơi nước rồi phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả chứa khoảng 45% tanin. Quả còn xanh chứa 30-35% tanin (Trung Quốc kinh  tế thực vật chí 1961, 1178).

Thành phần tanin gồm axit chebulinic C11H32O27, axit chebulagic C41H30O27, corilagin C27H22O18, terchebin C41H30O26, axit chebulic C14H14O11, axit galic, axit ellagic (C. A. 1966, 64, 3961 d). Ngoài ra còn axit phyllemblic C16H28O17 (COOH)8, emblicol C20H30O19 (OCH3)6 (C. A. 1959, 53, 5416), axitmuxic C6H10O8 (C. A. 1962, 56, 15830 C), rất nhiều vitamin C (1-1,8g/100g) (C. A. 1961, 55, 4815 d).

IMG

Lá chứa tanin (lá non 23-28%), ngoài ra còn kaempferol 3-glucozit  (Sumbra-manian S . S . et al. Phytochemistry 1971, 10, 2549), sitosterol, axit  ellagic và lupeol (C. A. 1968, 69, 74455 y).

Vỏ thân chứa 28-29,36% tanin, 2,25% lupeol 3,75% d-leucodelpjinidin (C. A.  1958, 52, 20455 b).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong tài liệu cổ (“Đường bản thảo" và "Nam phương thảo mộc trạng") ghi: Quả  có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, sinh tân; rễ vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thu liễm và giáng áp.

Thường dùng chữa cảm mạo, phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10-30 quả sắc uống.

Viêm ruột, đau bụng đi ngoài, cao huyết áp: Ngày dùng 15-20 g rễ sắc uống.

Lở loét, mẩn ngứa dùng lá nấu nước rửa bên ngoài.

Tại Ấn Độ người ta coi quả me rừng như một nguồn vitamin C, dùng với tên "myrobalan emblic".

Tươi thì là một vị thuốc mát lợi tiểu, nhuận tràng, dùng dưới hình thức mứt (thêm đường mật), khô dùng chữa lỵ, ỉa chảy.

Vỏ cây cũng được dùng làm thuốc chữa ỉa chảy nhưng chủ yếu làm nguồn chất chát dùng thuộc da và nhuộm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hoạt thạch
03/07/2025 09:29 CH

- 滑石. Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch. Tên khoa học Talcum.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Kẹo mạch nha - 飴糖 (饴糖). Còn gọi là kẹo mạ, di đường. Tên khoa học Sacharum granorum. Kẹo mạch nhà là chất đường do tác dụng của men trong hạt thóc nẩy mầm trên tinh bột gạo nếp, gạo tẻ hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô đặc lại. Kẹo mạch nha được dùng từ lâu đời. Các tài liệu cổ cho kẹo mạch nha làm mạnh dạ dày, bổ tỳ nhuận phổi.
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khỉ - 獼猴 (猕猴). Còn gọi là hầu. Tên khoa học Macaca sp. Thuộc họ Khỉ (Cercopithecidae). Khỉ cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cao xương khỉ còn gọi là cao khỉ, cao hầu nấu bằng xương khỉ; (2) Cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ, cả xương và thịt; (3) Hầu táo còn gọi là hầu đan hay hầu tử táo (Calculus macacae) tức là sỏi trong túi mật của con khỉ.
Khiếm thực - 芡實 (芡实). Còn có tên kê đầu, khiếm. Tên khoa học Euryale rerox Salisb. Thuộc họ súng (Nympheceae). Ở Việt Nam hiện nay dùng hai vị thuốc mang tên khiếm thực, ta cần chú ý để phân biệt. (1) Hạt phơi hay sấy khô (Semen Euryales) của cây khiếm thực nói trên.Vị này mới đúng là vị khiếm thực nhưng còn phải nhập của Trung Quốc vì nước ta chưa thấy cây này. (2) Thân rễ củ phơi hay sấy khô của cây củ súng nhỏ Nymphaea stellata Wild. cùng họ Súng (Nymphaeaceae). Nhiều người và nhiều nơi vẫn dùng vị này với tên khiếm thực.
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khổ sâm Tên khổ sâm có nghĩa sâm đắng được dùng để chỉ ba vị thuốc nguồn gốc và công dụng khác hẳn nhau. (1) Hạt khổ sâm: Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng Brucea sumatrana thuộc họ Khổ sâm (Simarubaceae), hay nha đảm tử - khổ luyện tử; (2) Lá của cây khổ sâm Croton tonkinensis thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); (3) Rễ cây dã hòe (hòe mọc hoang) Sophora flavescens. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm lẫn.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khoản đông hoa - 款冬花. Còn gọi là Tussilage (Pháp) - Chassetoux (Pháp). Tên khoa học Tussilago farfara L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Khoản đông cho hai vị thuốc: (1) Hoa khoản đông (Flos Farfarae) thường gọi là khoản đông hoa, hái khi còn ở dạng nụ, hái song phơi hay sấy ngay; (2) Lá khoản đông - Folium farfarae cũng được sử dụng, nhưng ít hơn.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim anh - 金樱子. Còn gọi là thích lê tử, đường quân tử. Tên khoa học Rosa laevigata Michsx. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Kim anh tử (Fructus Rosae laevigatae) là quả giả hay đế hoa chín phơi hay sấy khô hoặc loại bỏ hết quả thực (ta vẫn gọi nhầm là hạt) rồi mới phơi hay sấy khô của cây kim anh (Rosa laevigata). Kim là vàng, anh là cái chén, vĩ quả giả giống cái chén, có màu vàng do đó có tên gọi như vậy.
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]