Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY KÉ ĐẦU NGỰA - 蒼耳 (苍耳)

Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ).

Tên khoa học Xanthium strumarium L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

cây ké đầu ngựa, 蒼耳, 苍耳, thương nhĩ, phắt ma, Xanthium strumarium L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

cây ké đầu ngựa, 蒼耳, 苍耳, thương nhĩ, phắt ma, Xanthium strumarium L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Cây ké đầu ngựa - Xanthium strumarium

1. Cành và lá            2. Quả

Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô.

Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có 2 hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật. Trẻ con vẫn nghịch bỏ vào tóc nhau rất khó gỡ ra (cắt đôi thấy ở trong có 2 quả thực).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta (đất hoang, bờ ruộng, bờ đường). Hái cả cây trừ bỏ rễ, phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hiện nay chưa rõ hoạt chất của quả ké là gì. Mới biết rằng trong quả ké có chừng 30% chất béo, 1,27% một chất glucozit gọi là xanthostrumarin tương ứng với chất datixin, chưa rõ tính chất, 3,3% nhựa và vitamin C (Wehmer, 1931).

Theo Xốcôlôv (1952) trong quả và cây ké ở Liên Xô cũ đều chứa ancaloit nhưng theo sự phân tích của hệ dược viện y học Bắc Kinh (1958) thì trong quả ké có một chất saponin (glucozit), không có ancaloit.

Năm 1974, Khfagy (1974, Planta medica 8, 75) đã tách từ trong ké một nhóm sesquitecpen chưa no, lanton có khung xanthonolit, xanthinin (độ chảy 123-124o), xanthanola và izoxanthanola.

Quả ké chứa:

1. Carboxy atractylozit ở dạng muối có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, có độc tính.

2. Xanthetin và xanthamin là những chất có tác dụng kháng khuẩn.

Toàn cây chứa nhiều iốt. Trong 2 năm 1969 và 1970, Đỗ Tất Lợi, Phạm Kim Loan và Nguyễn Văn Cát (Trường đại học Dược khoa Hà Nội) đã định tính và định lượng iốt trong cây ké Việt Nam thấy rằng dù cây ké mọc ở miền núi, hay đồng bằng, gần biển hay xa biển đều có chứa iốt với hàm lượng khá cao, 1g lá hoặc thân chứa trung bình 200 microgam, 1g quả chứa 220-230 microgam, nước sắc 15 phút cô thành cao chứa 300 microgam trong 1g cao, nếu nấu lâu 5 giờ có thể chứa tới 420-430 microgam trong 1g cao. Trên cơ sở phân tích  ấy đã đề nghị dùng ké trong điều trị bướu cổ.

Tiêu chuẩn quy cách của Triều Tiên:

Độ ẩm dưới 12%, độ tro 8%, tro không tan trong axit clohydric dưới 3%. Độ cao rượu ít nhất trên 8%.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu.

Nhưng kinh nghiệm lâm sàng ở Sở da liễu Nam Xương - Giang Tây, năm 1959 đã sử dụng cao quả ké chữa 22 trường hợp bệnh ngoài da, kết quả khỏi hẳn 11, đỡ rõ rệt 8, có tiến bộ 3, không có trường hợp nào không có kết quả rõ rệt.

Trong 2 năm 1969 và 1970, Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam đã dùng cao ké chế thành viên chữa bướu cổ tại một số lâm trường miền núi, kết quả đạt trên 80%.

Qua những tài liệu cũ, quả ké dùng chữa những trường hợp da xù xì màu đỏ như bị hủi. Tại nhiều vùng ở Việt Nam, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc nhân dân vẫn dùng ké uống chữa mẩn ngứa, mụn nhọt và bướu cổ.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Ké có vị ngọt, tính ôn, hơi có độc; vào Phế kinh; có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co dật, uống lâu ích khí. Phàm không phải phong nhiệt chớ dùng.

Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn. Nếu dùng thịt lợn cùng khi uống ké thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ.

Hiện nay ké là một vị thuốc thường dùng trong nhân dân Việt Nam, Trung Quốc chữa mụn nhọt, lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối (đằng sau lưng), mụn nhọt không đầu, đau răng, đau cổ họng, viêm mũi.

Nhân dân Liên Xô (cũ) dùng ké đầu ngựa để chữa bướu cổ, các bệnh mụn nhọt, nấm tóc, hắc lào, lỵ và đau răng.

Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế thành cao thương nhĩ còn gọi là vạn ứng cao.

Cách làm như sau: Từ tháng 5 đến tháng 9, hái toàn cây về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao dễ lên men, đóng chai thường phụt bật nút lên. Khi uống hòa với nước âm ấm, mỗi ngày từ 6-8g cao. Uống luôn từ nửa tháng đến 2 tháng.

Có thể chế thành thuốc viên thương nhĩ hoàn như sau: Bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn cho vào nồi nấu với nước sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước, nấu sôi một giờ nữa, lọc và ép lấy hết nước. Hợp cả 2 nước lại, cô thành cao mềm. Khi nào lấy que thủy tinh nhúng vào cao, nhỏ lên giấy, giọt cao không loang ra nữa là được. Sau đó thêm vừa đủ bột vào (chừng 1/3 lượng cao) trộn đều chế thành viên. Trước khi ăn cơm thì uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 16-20g.

Theo sách cổ, uống cao thương nhĩ phải kiêng thịt lợn, thịt ngựa sợ độc.

Thực tế tại bệnh viện Giang Tây (Trung Quốc) bệnh nhân uống thuốc không kiêng thịt vẫn không xảy ra hiện tượng độc nào, mà thuốc vẫn có tác dụng tốt.

Thuốc cao và thuốc viên nói trên chuyên chữa lở loét, mụn nhọt.

Đơn thuốc có ké dùng trong nhân dân:

    - Chữa đau răng: Sắc nước quả ké, ngậm lâu lại nhổ; ngậm nhiều lần.

    - Mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké sao vàng tán bột, ngày uống 4-8g.

    - Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thương nhĩ tử (thiêu tồn tính), đình lịch - 2 vị bằng nhau, tán nhỏ; uống với nước mỗi lần 8g, ngày 2 lần.

    - Chữa bướu cổ: Ngày uống 4-5g quả hay cây ké dưới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút) (Tác giả Đỗ Tất Lợi).

Trồng cây ké:

Trồng vào mùa Xuân, làm đất bón phân cho tốt (tro, đất sông, phôtphat đều được). Đào lỗ nhỏ cho vào 3-4 hạt, mỗi hố cách nhau chừng 50-60cm. Phủ ít đất lên và tưới ẩm, độ 10 ngày sau cây mọc. Khi cây cao độ 6-7cm có thể đánh trồng chỗ khác.

Vào cuối Hạ hay sang Thu quả chín thì hái cả cây hay chỉ hái quả thôi, phơi hoặc sấy khô mà dùng hoặc nấu cao như trên đã giới thiệu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây vòi voi
25/01/2025 07:24 SA

- 大尾摇. Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey - xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anisophyllum P. de B.). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
Cây lá ngón - 斷腸草 (断肠草). Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột - hồ mạn trường - đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo. Tên khoa học Gelsemium elegans Benth, (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây lá ngón được coi lá loại cây độc nhất trong nước ta. Người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Tên cây ngón còn dùng để chỉ một cây khác nữa có tên khoa học là Pterocaryatonkinensis Dode thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae) sẽ giới thiệu ở sau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây lá tiết dê - 錫生藤 (锡生藤). Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám. Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây lim - 格木. Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc. Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mã tiên thảo - 馬鞭草 (马鞭草). Còn có tên là cỏ roi ngựa. Tên khoa học Verbena officinalis L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô. Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy. Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mào gà đỏ - 雞冠花 (鸡冠花). Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Tên khoa học Celosia cristata L. (Celosia argentea var. cristata (L.) O. Kuntze. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
Cây mào gà trắng - 青葙. Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.). Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
Cây nghể - 水蓼. Còn có tên là thủy liễu, rau nghể. Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch. Thuộc họ Rau răm (Polydonaceae). Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.).
Cây ngọt nghẹo - 嘉蘭 (嘉兰). Còn gọi là roi, cỏ củ nhú nhoái, vinh quang rực rỡ, phan ma ha (Lào), var sleng đông đang (Cămpuchia)... Tên khoa học Gloriosa superba L. (G.simplex Don.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây ngọt nghẹo là một nguồn conchixin ở nước ta và những nước nhiệt đới khác, đồng thời là một cây làm cảnh vì hoa rất đẹp.
Cây ngưu tất - 牛膝. Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyranthis bidentatac - của cây ngưu tất. Sách cổ nói: Vị thuốc giống đầu gối con trâu lên gọi là ngưu tất ("ngưu" là trâu, "tất" là đầu gối).
Cây nhàu - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟). Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu. Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây rau má lá rau muống - 一點紅 (一点红). Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời. Tên khoa học Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura caluculata DC.). Thuộc họ Cúc asteraceae (Compositae).
Cây râu mèo - 貓須草 (猫须草). Còn có tên gọi là cây bông bạc. Tên khoa học Orthisiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây râu mèo hay bông bạc.
Cây rau ngổ - 沼菊. Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào). Tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cây rau ngót - 天綠香. Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]