Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY DỪA CẠN - 長春花 (长春花)

Còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar.

Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich.

Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).

CÂY DỪA CẠN, 長春花, 长春花, trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar., Catharanthus roseus (L.) G. Don, Vinca rosea L, Lochnera rosea Reich., họ Trúc đào, Apocynaceae

Dừa cạn - Catharanthus roseus

Tên Catharanthus do chữ kartharos: tinh khiết, anthos: hoa vì hoa này rất đẹp. Tên lochnera do tên nhà thực vật Lochner.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 0,4-0,8m, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dầy, có cành đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên; trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi, thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

B. PHÂN BÔ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, ấn Độ, Inđônêxya, Philippin, châu Phi, châu úc, Braxin... Tại châu Âu và châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng hàng năm vì không chịu được lạnh.

Ở Việt Nam gặp nhiều nhất tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Từ dừa cạn, người ta đã chiết được các chất sau đây: axit pyrocatechic, sắc tố flavonic (glucozit của quercetol và campferol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ (theo Forsyth và Simmonds, 1957). Ngoài ra từ lá người ta còn chiết được axit ursolic, và từ rễ chiết được cholin. Năm 1969, Battersby và cộng sự còn chiết được chất vincosid, một glucoalcaloit tiền thân để sinh tổng hợp các ancaloit.

IMG

Hiện nay, người ta đã xác định hoạt chất của dừa cạn là những ancaloit có nhân indol có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá.

Tùy theo nơi thu hái, hàm lược các ancaloit này thay đổi từ 0,20 đến 1 phần trăm. Và có thể có những giống có hàm lượng cao hơn.

Việc xác định sự có mặt của các ancaloit trong cây được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, nhưng phải đợi đến sau 1950 mới được nghiên cứu kỹ hơn và có thể chia làm hai giai đoạn:

   Giai đoạn đầu là tách được các ancaloit có tinh thể. Năm 1953 Paris và Moyse chiết được vincein, sau này được Chatterjee, 1955, đặt tên là vincaine. Nhưng vincein hay vincaine cũng chỉ là chất d-yochimbin hay ajmalicine đã được phát hiện trong ba gạc.

   Gia đoạn hai đánh dấu bằng tách được các ancaloit dimer có tác dụng phân bào (mitoclasique): một số nhà khoa học Canada gồm Noble, Beer và Cutts trong khi nghiên cứu tìm cách chiết riêng những phần của cây dừa cạn có tác dụng đối với bệnh đái đường (vì cây dừa cạn được y học cổ truyền nhiều nước dùng chữa đái đường) tình cờ tách ra được một ancaloit có tinh thể gọi là vincaleucoblastin có tác dụng làm giảm bạch cầu trong máu chuột thí nghiệm (1958). Tin này đưa ra đã được các nhà khoa học Canada và Mỹ đi sâu nghiên cứu thêm.

Tính đến năm 1964, Svoboda (Laboratoires Lilly) và cộng sự đã tách ra hơn 55 chất khác nhau chia làm hai nhóm:

   Nhóm ancaloit monomer có nhân indol hay indolinic (dihydroindol như ajmalicin, chủ yếu trong rễ, serpentin, alstonin, akuammin, lochnerin, catharanthin, reserpin và vindolin (chất này chủ yếu chỉ thấy trong lá).

   Nhóm ancaloit dimer, không đối xứng gần như đặc thù của loài dừa cạn Catharanthus roseus
Tiêu biểu là vincaleucoblastin còn gọi là viblastin thường được viết tắt là V.L. B. cấu trúc hóa học được Neuss làm sáng tỏ năm 1962. Công thức thô C46H58N4O9 với 2 nhóm COOCH3, 1 nhóm OCH3, 2 nhóm OH được cấu tạo bởi một phân tử catharan- thin (nhân indiol) và một phân tử vindolin (nhân imdolinin).

Cùng thuộc nhóm này còn có các ancaloit sau đây:

   leurosin (còn gọi là vindoleurosin) đồng phân của vincaleucoblastin.

   leurocristin (còn gọi là vincristin) phát hiện năm 1961 rất gần với V.L.B. với một nhóm N-formyl thay cho N-metyl.

   leurosidin (vinrosidin) leurosivin, rovidin.

Những ancaloit thuộc nhóm này đóng vai trò quan trọng nhất vì có tác dụng chống u (antitumorale).

Nhưng hàm lượng những ancaloit ấy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng ancaloit toàn phần chứa trong dừa cạn, (dưới 1/10.000) vả lại việc tách riêng từng ancaloit có tác dụng cũng rất công phu và tốn kém (theo Claus 1965 phải từ 500kg dừa cạn khô mới chiết được 1g leucocristin. Những loại ancaloit chống u này có nhiều trong lá hơn trong rễ, hạt không chứa ancaloit, hàm lượng còn thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng hái.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Chưa thấy tài liệu cổ của YHCTDT đề cập đến cây này.

Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường.


Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh đái đường được ghi nhận ở ấn Độ, châu úc, nam châu Phi quần đảo Antilles nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Những thí nghiệm trên thỏ (gây đường huyết thực nghiệm) và trên chuột (diabète alloxan) cho những kết luận không rõ. Và như trên đã nói, chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucob- lastin, và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin, và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vidolidin) nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dầu vậy nhưng vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u cho nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng ancaloit toàn phần, trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleucoblastin.

Trên thị trường thuốc thế giới thường có bán vincaleucoblastin (hay vinblastin) dưới dạng muối sulfat (thuốc độc bảng A). Dung dịch nước 0,10% không bền vững, đựng trong ống tiêm gắn kín (mỗi ống có 10mg) và bảo quản trong tủ lạnh. Dùng tiêm mạch máu với liều lượng 0,10 đến 0,15mg/kg thể trọng. Dùng chủ yếu trong bệnh Hodgkin. Trong quá trình dùng thuốc này phải theo dõi bạch cầu. Thuốc dùng được cho cả trẻ em.

Loại thuốc thứ hai là leucocristine (hay vincristin) cũng dưới dạng muối sulfat, tiêm mạch máu, với liều lượng 0,03-0,1mg/kg trong các bệnh về máu (hemopathie), bệnh bạch huyết leucemie lymphoblastique.

Ở nước ta, nhân dân còn dùng dưới dạng thuốc sắc làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tầm duột
31/01/2025 10:04 CH

Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]