Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY DÂU - 桑

Còn gọi là mạy môn (Thổ), dâu cang (Mèo), tầm tang.

Tên khoa học Morus alba L.

Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

CÂY DÂU, 桑, mạy môn, dâu cang, tầm tang, Morus alba L., họ Dâu tằm, Moraceae

Cây dâu tằm - Morus alba

Tổ bọ ngựa trên cây dâu, tang phiêu tiêu, Ootheca Mantidis

Tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis

Dầu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây:

   1. Lá dâu = tang diệp - Folium Mori.

   2. Vỏ rễ cây dâu = tang bạch bì - Cortex Mori radicis.

   3. Quả dâu = tang thầm - Fructus Mori.

   4. Cây mọc ký sinh trên cây dâu = tang ký sinh (Ramulus Loranthi) có tên kho học là Loranthus parasiticus (L.) Merr. thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae).

   5. Tổ bọ ngựa trên cây dâu = tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis.

   6. Sâu dâu = con sâu nằm trong thân cây dâu. Vốn là ấu trùng của một loại xén tóc.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây dâu là một cây có thể cao tới 15m, nhưng thường do hái là luôn nên chỉ cao 2-3m.

Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thuỳ, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt.

Hoa đơn tính, khác gốc; hoa đực mọc thành  bông, có 4 lá đài, 4 nhị (có khi 3) hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài.

Quả bế bao bọc trong các lá đài, mọng nước thành một quả phức (quả kép) màu đỏ, sau đen sẫm. Quả có thể ăn được và làm thuốc (tang thầm).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây dâu tằm có nguồn gốc Trung Quốc. Đã được di thực vào Việt Nam từ lâu; hiện nay được trồng ở khắp nơi để lấy lá nuôi tằm, một số bộ phận được khai thác dùng làm thuốc như đã giới thiệu ở phần trên.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá dâu có chất cao su, chất caroten, taniu, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin (cholin), adenin, trigonenlin (trigonellin). Ngoài ra còn có pentozan, đường, canxi malat và canxi cacbonat.

Trong lá dâu có ecdysteron (độ chảy 255oC), là những chất nội tiết cần cho sự đổi lốt của côn trùng.
Trong vỏ rễ cây dâu có những hợp chất flavon bao gồm mulberrin (độ chảy 153-136oC), mellberrochromen (độ chảy 232-235oC), xyclomulberrin (độ chảy 231-232oC) và xyclimulberrochromen (độ chảy 233-234oC).

Vỏ rễ cây dâu, có axit hữu cơ, tanin, pectin và β amyrin, rất ít tinh dầu.

Quả dâu có nước 84,71%m đường 9,19%, axit 1,80%, protit 0,36%, tanin, vitamin C, carotin. Trong đường có glucoza và fructoza. Trong axit có axit malic, axit sucxinic.

IMG

Các vị khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Mới thấy có tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản (trong Nhật Bản dược vật học tạp chí) về vỏ rễ cây dâu.

Các tác giả Nhật Bản có cho thỏ uống nước sắc vỏ rễ cây dâu rồi theo dõi lượng đường trong máu thấy lúc mới uống vào, lượng đường trong máu tăng lên sau giảm dần.

Các bộ phận khác của cây dâu chưa có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Còn ở phạm vi nhân dân nhưng rất hay được dùng.

Tang bạch bì làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong bệnh thủy thũng, chữa ho lâu ngày, hen, ho có đờm, băng huyết, chữa sốt, chữa cao huyết áp. Liều dùng hằng ngày 6-18g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Tang diệp chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, trừ đờm, cao huyết áp, làm cho sáng mắt. Liều dùng 6-18g dưới dạng thuốc sắc.

Tang thầm bổ thận, sáng mắt, bổ toàn thân, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh kém ngủ, râu tóc sớm bạc. Liều dùng 12-20g.

Tang ký sinh bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai, đẻ xong ít sữa. Liều dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc.

Tang phiêu tiêu lợi tiểu tiện. Chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, bạch đới, trẻ con đái dầm. Liều dùng 6-12g.

Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều dử, nhiều nước mắt. Cả con sâu nướng ăn hoặc ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ:

   - Lá dâu có vị đắng, ngọt, tính hàn; vào 2 kinh Can và Phế. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt lương huyết sáng mắt, dùng chữa phong ôn biểu chứng, lao nhiệt sinh ho, đầu nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt.

   - Tang ký sinh có vị đắng, tính bình; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau.

   - Cành dâu (tang chi) có vị đắng, tính bình; vào kinh Can. Có tác dụng khứ phong thấp, lợi quan tiết (khớp xương); dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức, thủy khí, cước khí, chân tay co quắp.

   - Tang bạch bì có vị ngọt, tính hàn; vào kinh Phế. Có tác dụng tả phế hành thủy, chỉ thấu bình xuyễn, dùng chữa phế nhiệt sinh ho, ho ra máu, thủy thũng, bụng trướng. Những người phế hư nhưng không hỏa và ho hàn thì không dùng được.

   - Tang thầm (quả dâu) có vị ngọt chua, tính ôn; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ can, thận, nuôi máu, khứ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, loa lịch, mắt có màng, tai ù, huyết hư, tiện bí. Những người đại tiện tiết tả không dùng được.

   - Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) có vị ngọt, mặn, tính bình; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng ích thận, cố tinh dùng chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần, kinh nguyệt bế; những người âm hư nhiều hỏa, bàng quang nóng không dùng được.

Bài thuốc có các vị thuốc lấy từ cây dâu (các bài thuốc kinh nghiệm trong nhân dân):

1. Tang bạch bì:

   - Chữa ho ra máu: Tang bạch bì 600g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm. Tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 8g chiêu bằng nước cơm.

   - Ho lâu năm: Vỏ cây dâu - vỏ rễ cây chanh. Hai vị bằng nhau, mỗi thứ 10g sắc uống trong ngày.

   - Trẻ con ho có đờm: Tang bạch bì 4g sắc với nước cho uống.

   - Rụng tóc: Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, lấy nước đó gội đầu.

2. Tang diệp:

   - Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối màu, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12-16g.

   - Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch.

3. Tang ký sinh:

   - Động thai đau bụng: Tang ký sinh 60g, giao (hoặc cao ban long) nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 3 bát (600ml). Sắc còn một bát (200ml). Chia nhiều lần uống trong ngày.

4. Tang thầm:

   - Chữa tràng nhạc: Tang thầm (loại quả đã chín đen) 2 bát đầy. Cho vào vải vắt lấy nước, cô thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

   - Tóc không mọc - tóc bạc: Quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước xát vào đầu.

5. Tang phiêu tiêu:

   - Động thai - bí tiểu tiện: Tang phiêu tiêu, nướng vàng tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Ráng trắc
07/04/2025 08:10 CH

- 鐵線蕨 (铁线蕨). Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus. Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus - Sw., A. emarginatum Bory). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên Adiantum capil...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đại phúc bì Là vỏ ngoài giữa phơi hay sấy khô của quả cau (xem cây cau). Thường các mảnh vỏ này được đập làm 2 mà phơi cho chóng khô.
Dâm bụt - 朱槿. Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì. Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đạm trúc diệp - 淡竹葉 (淡竹叶). Còn gọi là trúc diệp, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ. Tên khoa học Lophatherum gracile Brongn. (Acroelytrum japonicum Steud.). Thuộc họ Lúa (Gramineae). Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.
Đằng hoàng - 藤黄. Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia). Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)]. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae). Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng. Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Dành dành - 栀子. Còn gọi là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. "Chi" là chén đựng rượu, "tử" là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Đào - 桃. Tên khoa học Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây đào cho ta các vị thuốc: (1) Nhân hạt đào tức là đào nhân (Semen Persicae); (2) Nước cất lá đào (Aqua Persicae).
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]