Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY CHỔI XUỂ - 崗松 (岗松)

Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao.

Tên khoa học Baeckea frutescens L.

Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

CÂY CHỔI XUỂ, 崗松, 岗松, cây chổi sể, thanh hao, Baeckea frutescens L., họ Sim, Myrtaceae

Chổi xuể - Baeckea frutescens

A. MÔ TẢ CÂY

Cây bụi cao 0,5-2m. Phân nhánh ngay từ gốc, thân và cành nhỏ, mềm, mùi thơm.

Lá mọc đối hình kim không có cuống, nhẵn bóng, dài chừng 1cm, chỉ có  một gân ở giữa, trên phiến lá nhỏ có những tuyến nhỏ, màu nâu.

Hoa trắng,  nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá. Lá bắc rất nhỏ bé, sớm rụng, nụ hoa hình chóp ngược. Ống đài chia 4-5 thùy, hình 3 cạnh hơi nhọn đầu. Cánh tràng  tròn, rời nhau, nhị 8-10, chỉ rất ngắn, có tuyến tròn nằm ở giữa đỉnh các ô phấn. Đĩa mật ẩn sâu trên bầu, bầu hạ, dính hoàn toàn vào ống đài, 3 ô rất  nhiều noãn.

Quả nang mở theo đường rách ngang. Hạt có cạnh, phôi thẳng.

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại rất phổ biến trên các đồi miền trung du Vĩnh Phú, Bắc Thái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng...

Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, trõng của người ốm nằm để chữa bệnh.

Một số địa phương đã bắt đầu dùng toàn cây (trừ bỏ rễ) hay hái cây về, phơi khô trong mát cho lá rụng hết, rồi dùng lá này cắt tinh dầu gọi là tinh dầu chổi xuể hay tinh dầu chổi, còn gọi là dầu chổi.

Người ta còn hái hoa cây chổi xuể phơi trong mát cho khô dùng làm thuốc. Chưa thấy đâu tổ chức trồng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tháng 12 năm 1971, Đỗ Tất Lợi và Trần Tố Hoa đã định lượng tinh dầu trong toàn cây chổi xuể (trừ rễ) thu hái ở Quảng Bình và Bắc Thái đã thấy hàm lượng tinh dầu trong toàn cây tươi là 5-7% (0,5-0,7%). Nếu để chờ cây khô, lá  rụng rối lấy lá cất tiêng (cành vẫn dùng làm chổi) thì tỷ lệ lá/thân rất cao: 11kg cây lá khô cho 5,7kg cành, thân và 5kg lá, hoặc cân 42g cành lá  rồi tách lá, thân riêng được 22,7g lá 19g cành. Nếu cất lá riêng được hàm lượng tinh dầu từ 10-30%o (1-3%). Do đó có đề xuất khai thác cây chổi xuể  rồi đợi khô, tách riêng lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu còn cành và thân  vẫn dùng làm chổi như trước.

Tháng 2 năm 1972 Phan Tống Sơn, Ngô Minh và Nguyễn Thu Huyền (Tạp chí Hóa học, 1974, 39-43) đã cất từ cây chổi xuể tươi thu hái ở Đông Triều, Quảng Ninh  được 0,5% tinh dầu.

Tinh dầu chổi xuể khi mới cất ra có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu giữa mùi tinh dầu khuynh diệp và mùi tinh dầu lavăng. Tỷ trọng d20=0,8760, nD20=1,4714, αD=+11o. Chỉ số axit 1,73, chỉ số este 18,24, chỉ số este sau khi axetyl hóa 42,60.

Phân tích thành phần tinh dầu chổi xuể cất từ cây chổi xuể mọc hoang dại ở Đông Tiều, Quảng Ninh thấy chứ 15% xineol, 35% +α thuyen và α pinen, 4% limonen, 14% ylangen và 18% thành phần chưa xác định được.

Chúng ta biết rằng tinh dầu chổi xuể mọc ở Biliton (Inđônêxia) chứa tới 58% α và β pinen, 7% xineol, khoảng 10% monotecpenancol gồm 1-linalo1, fenchylancol,  1-bocneol và I-α-tecpineol.

Một tinh dầu chổi xuể khác có tỷ trọng d27 0,883 và chứa một stearopten (hỗn hợp tác hydrocacbon parafinic).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Sơ bộ thử tác dụng đối với vi trùng theo cách thử kháng khuẩn của các chất  bay hơi cho thấy tinh dầu chổi xuể và các thành phần chủ yếu của nó (α thuyen, α pinen, xineol, linalo1) đều ức chế được Staphtllococcus aureus, Pneumoccus, Shi-gella flexneri; trừ α pinen, còn tất cả đều ức chế được Shigella shigae.

Tinh dầu chổi cũng như các thành phần trên đều không tác dụng đối với vi  trùng mủ xanh (Pseudomnas aeruginosa) (Tạp chí hóa học 1974, 40-41).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cho đến này, nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xuể làm chổi quét nhà, lá và cành dùng cho vào chum vại đựng đậu xanh hay quần áo để tránh nhậy, sâu bọ cắn hại.

Khi đau bụng, người ta thường nằm trên giường hay chõng có nan thưa, dưới gầm đốt cây chổi xuể.

Có người dùng lá và hoa cây chổi xuể sắc uống điều kinh nguyệt không đều là  6-8g dưới dạng thuốc sắc.

Người ta còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống để ăn ngon cơm, chóng đói, chóng hết huyết hôi.

Trước đây không thấy nhân dân cất tinh dầu để dùng. Chỉ thấy ở một số nơi cất cây chổi xuể cùng với cây tràm và bán hỗn hợp tinh dầu tràm và tinh dầu chổi xuể với nhau. Tại Hà Nội, trước và sau hiệp định Giơnevơ 1954 có một hiệu thuốc đông y sản xuất một loại thuốc mang tên "rượu chổi Hoa Kỳ" những lại dịch ra tên "American camphor alcohol" nghĩa là cồn long não, chứ không phải chế từ cây chổi xuể.

Với những kinh nghiệm trong nhân dân và những nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể khai thác cây chổi xuể cất tinh dầu dùng chế một số dầu xoa và uống chữa cảm cúm, đau nhức, ăn uống không tiêu như tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn làm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sấu
28/04/2025 01:46 SA

- 人面子. Còn gọi là sấu trắng, sấu tía. Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre. Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
Quán chúng - 貫眾. Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta. "Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy. Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.
Quít - Trần bì - 橘 - 橘皮. Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, mandarinier (Pháp). Tên khoa học Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var. eliciosa Swigle. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Cây quít cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quít phơi càng để lâu càng coi là quý và tốt. 2. Quất hạch (Semen Citri diliciosae) là hạt quít phơi khô. 3. Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quít còn xanh.
Ráng trắc - 鐵線蕨 (铁线蕨). Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus. Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus - Sw., A. emarginatum Bory). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên Adiantum capillus - veneris do chữ Capillus là tóc. Veneris là Vệ nữ vì cây có cuống lá đen bóng đẹp như tóc của thần vệ nữ (Trong thần thoại Hy Lạp, Vệ nữ là một nữ thần đẹp). Thiết là màu đen, tuyến là sợi nhỏ vì cây có cuống lá nhỏ, màu đen.
Rau cần tây - 旱芹. Tên khoa học Apium graveolens L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Rau đắng - 萹蓄. Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. Tên khoa hoc Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm (polygonaceae).
Rau đay - 長蒴黃麻 (长蒴黄麻). Còn gọi là rau đay quả dài, Corète potagère. Tên khoa học Corchorus olitorius L. Thuộc họ Đay (Tiliaceae).
Rau dừa nước - 過塘蛇 (过塘蛇). Còn gọi là thủy long, du long thái. Tên khoa học Jussiaea repens L. (Cubospermum palustre Lour.). Thuộc họ Rau dừa nước Oenotheraceae hoặc (Onagraceae).
Rau khúc - 鼠麴草. Còn gọi là khúc nếp, thử cúc thảo. Tên khoa học Gnaphalium indicum L. Thuộc họ Cúc Asteracea (Compositae).
Rau má ngọ - 杠板歸 (杠板归). Còn gọi là rau sông chua dây, thồm lồm gai, giang bản quy. Tên khoa học Polygonum perfoliatum L.. Thuộc họ Rau ram (Polygonaceae).
Rau mồng tơi - 落葵. Còn gọi là mồng tơi dỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ, phak pang (Lào). Tên khoa học Basella rubra L. (Basellaalba L.). Thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).
Rau mùi - 胡荽. Còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre, coriander (Anh), koriander (Đức). Tên khoa học Coriandrum sativum L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferac). Quả mùi (Fructus Coriandri) ta thường gọi nhầm là hạt mùi là quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn gọi là hồ tuy vì hồ là nước Hồ (tên Trung Quốc cổ đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là ngọn và lá tản mát; Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt tản mát.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]