Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY CÂU ĐẰNG - 鉤藤 (钩藤)

Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.

Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

CÂY CÂU ĐẰNG, 鉤藤, 钩藤, Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack., họ Cà phê, Rubiaceae

Câu đằng - Uncaria rhynchophylla

Câu đằng - Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân  có gai của cây câu đằng.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây câu đằng là một thứ dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu do đó có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này mọc hoang ở vùng thượng du Cao Bằng, Lào Cai. Chưa được trồng. Cắt những mẩu cành đem về, chỉ lấy phần đót có móc câu phơi hay sấy khô. Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong câu đằng có 2 chất ancaloit: rhynchophylin C22H28O4N2 và  isorynchophylin C22H28O4N2. Trong rynchophylin người ta đã xác định được các gốc xeton, và metoxy như sau:

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Liều nhỏ rynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt.

Tiêm rynchophylin vào tĩnh mạch của thỏ làm cho thỏ thở hổn hển và tê liệt vận động. Nếu dùng liều độc gây chết thì con vật chết do hô hấp bị tê liệt. Nếu tiêm liều độc thấp gây chết (30-40mg cho 1kg thể trọng) thì chỉ thấy hiện tượng thở hổn hển mà thôi.

Vì cấu tạo hóa học của rynchophylin gần như cấu tạo hóa học của chất yohimpin cho nên có tác giả (T.Sollmann; 1948) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm.

Liều nhỏ rynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, làm dẫn vi huyết quản, làm cho huyết áp giảm xuống.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính chất theo tài liệu cổ: vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh Can và Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ con hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.

Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp: đầu quay, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra nhân dân nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu.

Đơn thuốc có câu đằng chữa bệnh cao huyết áp:

   Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g, nước 600ml, sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

Chú thích:

   Ở Việt Nam còn khai thác với tên câu đằng một số loài câu đằng khác trong đó có loài Uncaria tonkinesis Havil. Có tác giả trước (Lambert) không thấy có ancaloit mà chỉ thấy có một thứ casu (Cachou).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cánh kiến trắng
13/04/2025 09:06 CH

- 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bán hạ - 半夏. Thiên Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy (Araceae).
Bàng - 欖仁樹. Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp). Tên khoa học Terminalia catappa L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bát giác liên - 八角蓮 (八角莲). Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa) độc cước liên, pha mỏ (Thổ). Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Bầu đất - 蛇接骨. Còn gọi là rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dây chua lè, chi angkam (Campuchia). Tên khoa học Gynura sarmentosa DC. (Gynura finlaysoniana DC., Cacalia cylindriflora Wall., Cacalia procumbens Lour., Sonchus volubilis Rumph.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bảy lá một hoa - 七葉一枝花 (七叶一枝花). Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa. Tên khoa học Paris polyphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Bèo cái - 浮萍. Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học Pistia stratiotes L.. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Bèo tây - 大水萍. Còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.
Bồ công anh - 蒲公英. Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn: 1. Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); 2. Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg., cũng họ Cúc (Asteraceae); 3. Cây chỉ thiên Elephantopus scaber L., cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh Trung Quốc - 中國蒲公英 (蒲公英). Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazt., Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H.Koidz., hoặc một số loài khác giống cùng họ.
Bồ công anh Việt Nam - 越南蒲公英 (山莴苣). Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bồ cu vẽ - 黑面神. Còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy. Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. (Phyllanthus introductis Steud, Phyllanthus turbinatus Sima., Phyllanthus simsianus Wall.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bồ kết - 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschiae) - là quả bồ kết chín khô; (2) Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) - là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô; (3) Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) - là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khố hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
Bọ mẩy - 大青. Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt. Tên khoa học Clerodendron cyrtophyllum Turcz. (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Bời lời nhớt - 潺槁樹 (潺槁树). Còn gọi là mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời. Tên khoa học Litsea glutinosa C. B. Rob. (Litsea sebifera Pers.). Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Bòn bọt - 毛果算盤子 (毛果算盘子). Còn gọi là toán bàn tử, chè bọt (Xuân Mai - Hà Tây). Tên khoa học Glochidion eriocarpum Chaimp. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Bông báo - 大花老鸦嘴. Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chủy, madia (Mèo). Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bông gạo - 木棉. Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar. Tên khoa học Gossampinus malabarica (D. C.) Merr. (Bombax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav.). Thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
Bỏng nổ - 白飯樹 (白饭树). Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cáng pa (Thái). Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Will) Baill. (Fluggea microcarpa Blume). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]