Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CANH KI NA - 金雞納 (金鸡纳)

(Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae)

Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.

Bản thân tên này lại do tên địa phương một nước miền nam châu Mỹ là kina-kina có nghĩa là vỏ; tên khoa học Cinchona do tên nữ chúa Del Chinchon (đọc là Canhcon) là vợ một vị phó vương nước Pêru bị sốt rét nặng rồi được chữa khỏi bằng vỏ cây này lần đầu tiên làm cho người ta chú ý đến cây này (1938). Từ đó người ta đặt tên khoa học cho cây này là Cinchona. Năm 1939, nữ chúa mua bí mật thuốc chữa sốt rét bằng vỏ cây này rồi đem phổ biến về Tây Ban Nha với tên "bột của nữ chúa". Nhưng gần đây thuyết này bị bác bỏ. Năm 1946, Duran Raynals cho biết nữ chúa Del Chinchon chết trước khi về tới Tây Ban Nha và cây này được giáo sĩ tên là Calanche mô tả lần đầu tiên vào năm 1633.

Dù sao tính chất chữa bệnh của vỏ cây canhkina cũng được Tây Ban Nha là nước châu Âu đầu tiên biết sau dó phổ biến sang nước Anh, rồi đến Pháp và một số nước khác. Lúc đầu, cây thuốc này vẫn là bí mật của nhiều thầy thuốc. Một thầy thuốc người Anh tên là Talbor biết được bí mật này, dùng để chữa bệnh cho nhiều vị vua chúa ở châu Âu, trong đó có vua Louis thứ 14 của nước Pháp. Vua Louis thứ 14 được chữa khỏi bệnh lại mua bí mật này của Talbor và sau khi Talbor chết (1681) vua Louis 14 mới đem phổ biến rộng rãi bí mật này thì thuốc chỉ là vỏ cây canhkina ngâm trong rượu vang (rượu nho) và dùng với liều cao.

Về sau người ta chiết được từ vỏ cây canhkina chất quinin (ký ninh) có vị đắng, có tác dụng chữa sốt rét giống như vỏ canhkina. Từ đó canhkina được dùng làm thuốc chữa sốt rét, thuốc bổ và làm nguyên liệu để chế quinin.

Ở nước ta vỏ cây canhkina mới được biết và sử dụng vào đầu thế kỷ 20. Nhưng toàn bộ vị thuốc phải nhập vì vị thuốc vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ.

Vào năm 1925, thực dân Pháp trồng thí nghiệm thành công cây canhkina ở một số vùng thuộc miền Nam và miền Bắc nước ta. Nhưng không đủ nhu cầu. Rồi nhân dân thấy vị canhkina có vị đắng, ngâm vào rượu cho màu đỏ nâu, có tác dụng bổ và chữa sốt rét cho nên mới gọi một số cây thuốc khác có tác dụng tương tự là canhkina hay cây ký ninh, hay cây thuốc sốt rét. Thực tế đó là những cây thuốc thuộc những họ thực vật khác hẳn. Chúng ta cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Trong bộ sách này ít nhất chúng tôi cũng đã thống kê và giới thiệu một số cây dùng với tính chất nhầm lẫn như vậy như cây "dây ký ninh" - Tinospora crispa thuộc họ Tiết dê, cây "ô môi" - Cassia grandis thuộc họ Đậu, cây "dền"- Xylopia vielana thuộc họ Na, cây "sữa"- Alstonia scholaris thuộc họ Trúc đào... (xem các vị này).

Ở đây chúng tôi giới thiệu cây canhkina chính thức thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bụng báng
23/03/2025 11:37 CH

- 桄榔. Còn gọi là báng, cây đoác, palmier à sucre. Tên khoa học Arenga saccharifera Labill., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.). Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Khương hoạt - 羌活. Tên khoa học Rhizoma Notopterygii. Theo các tài liệu thì khương hoạt và độc hoạt cùng là một loài, vì sản xuất ở Tây Khương, cho nên gọi là Khương hoạt. Rễ cái là độc hoạt, còn rễ con là khương hoạt. Thực tế độc hoạt là một vị khác. Gần đây, một số tác giả (Trung Quốc) đã xác định khương hoạt hay xuyên khương, trúc tiết khương, hồ vương sứ giả (Notopterygium incisium Ting Mss.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Ngoài ra còn có vị phúc thị khương hoạt hay tàm khương, đại đầu khương (Notopterygium forbesii Boiss.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Kinh giới - 荊芥. Còn gọi là kinh giới tuệ, giả tô, khương giới. Tên khoa học Schizonepeta tenuifolia Briq. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Kinh giới (Herba Schizonepetae) là toàn cây kinh giới phơi hay sấy khô, gồm cả cành, cả hoa và lá. Cần chú ý ngay rằng vị kinh giới nói ở đây mới là vị kinh giới được giới thiệu trong các tài liệu cổ, trước vẫn nhập của Trung Quốc, ta chưa có. Ở nước ta, nhân dân vẫn dùng một cây khác với tên kinh giới (xem phần mô tả cây này).
Lá dong - 柊葉 (柊叶). Còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh (Thái). Tên khoa học Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ Hoàng tinh (Marantacea).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Liên kiều - 連翹 (连翘). Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài (Oleacae). Liên kiều (Fructus Forssythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.
Lô hội - 蘆薈 (芦荟). Còn gọi là tượng đảm, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định). Tên khoa học Aloe sp. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt - lưỡi hổ - vì lá giống lưỡi hổ). Lô hội được dùng cả trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta. Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Lõi tiền - 糞箕篤 (粪箕笃). Còn gọi là phấn cơ đốc. Tên khoa học Stephania longa Lour. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Long đởm thảo - 龍膽草 (龙胆草). Tên khoa học Gentiana scabra Bunge. Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae). Long đởm thảo (Gentiana hay Radix Gentianae) là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm Gentiana scabra Bunge hay những loài khác cùng họ. Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trông giống râu rồng, có vị đắng như mật.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]