Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CẢI CANH - 芥菜

Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử.

Tên khoa học Brassica juncea (l.) Czermet Coss. (Sinapis juncea L.).

Thuộc họ Cải (Brassicaceae).

CẢI CANH, 芥菜, cải dưa, cây rau cải, giới tử, Brassica juncea (l.) Czermet Coss., Sinapis juncea L., họ Cải, Brassicaceae

Cây cải xanh - Brassica juncea

Giới tử Sinapis - Semen Sinapis hay Semen Brassicae junceae là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây cải canh.

A. MÔ TẢ CÂY

Cải canh là một loài cỏ mọc một năm hay hai năm có thể cao tới 1m hoặc 1,50m.

Lá phía dưới có rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng cưa to thô.

Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng.

Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường kính 1-1,6mm, 100 hạt chỉ nặng chừng 0,20g. Vỏ ngoài màu vàng hay vàng nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt có những vân hình mạng, tễ là một chấm rất rõ, ngâm nước sẽ phồng to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên.

B.  PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng ở nước ta để lấy rau ăn.

Hiện nay ta chưa thu hoạch hạt để dùng làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, ta vẫn còn phải nhập giới tử của Trung Quốc. Ở Trung Quốc người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc.

Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ở nhiệt độ dưới 50o để bảo vệ các men có tác dụng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong giới tử có một glucozit gọi là sinigrin, chất men myroxin, axit sinapic C11H12O5, một ít ancaloit gọi là sinapin C16H25NO6, chất nhầy, chất protit và chừng 37% chất béo trong đó chủ yếu là este của axit sinapic, axit arachidic và axit linolenic.

Sinigrin hay sinigrozit là chất myronat kali C10H16NO9S2K, khi bị myroxin thủy phân sẽ cho sunfat axit kali, glucoza và izothioxyanat.

Chất izothioxyanat alyla là một tinh dầu có độ sôi 151o, có tính chất kích thích mạnh.

Nếu tán nhỏ giới tử, thêm nước, trộn đều và để một ngày rồi thêm nước vào mà cất thì sẽ được chừng 0,93% tinh dầu không màu, trong đó có chừng 90% izothioxyanat alyla. Dược thư Trung Quốc quy định giới tử phải có ít nhất 0,6% tinh dầu (loại tốt có thể có tới 1,4%). Tạp chất hữu cơ không được quá  5%.

IMG

Chất myroxin ở nhiệt độ trên 60o sẽ bị phá hủy, do đó khi phơi khô, sấy hay chế thuốc không được dùng nhiệt độ cao quá 50oC. Những chất như cồn, axit có tính chất làm vón protit, cũng phá hủy tác dụng của myroxin.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọng nước. Ngày uống 3-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Đơn thuốc có giới tử: (xem vị la bặc tử).

Thuốc cùng loại:
Có bạch giới tử và hắc giới tử. Cả hai loại này đều có thể trồng ở Việt nam, nhưng vì chưa chú ý nên còn phải nhập.

- Hắc giới tử  Semen Sinapis nigrae là hạt phơi khô của cây hắc giới tử Brassica nigra Koch. Cây mọc hàng năm, quả ngắn, bóng; trong mỗi quả có 10-12 hạt. Hạt nhỏ, đường kính 1mm, 100 hạt nặng 0,14-0,17g.

Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc màu đen, trên mặt đôi khi có những mảnh mỏng trắng do tế bào chứa chất nhầy bị khô mà thành. Vỏ hạt mỏng, dòn có những vân hình mạng, tễ khá rõ.

Thành phần và công dụng giống như giới tử.

- Bạch giới tử  Semen Sinapis albae là hạt phơi khô của cây Brassica alba Boiss. Quả có lông, mỏ dài, mỗi quả chỉ có 4-6 hạt. Hạt nhỏ, hình cầu, đường kính 1,5-3mm. Mỗi 100 hạt nặng chừng 0,50g, mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu, có vân hình mạng rất nhỏ.

Thành phần hoá học của bạch giới tử. Trong bạch giới tử có chất nhầy, chất glucozit gọi là sinanbin (Sinalbin) C30H42N2S2O15, men myroxin và ancaloit gọi là sinapin.

Thuỷ phân sinanbin bằng myroxin ta sẽ được glucoza, sunfat axit sinapin và izothicxyanat p. hydroxybenzyla.

Thuỷ phân sunfat axit sinapin bằng Ba(OH)2 ta sẽ được colin, axit sinapic và bary sunfat:

C16H24NO5HSO4 + Ba(OH)2 → C11H12O5 + HO-CH2-CH2-N-(CH3)3+BaSO4

sunfat axit sinapic                          axit sinapic                colin             bary sunfat

Chất izothioxyanat p. hydroxybenzyla là một chất dầu màu vàng, vị cay nóng, có tính chất gây đỏ da, có thể gây phồng da.

IMG

Bạch giới tử  được dùng trong đông ý để chữa ho, ép dầu và để chế mù tạc (một thứ gia vị dùng cả trong nhân dân châu Á và châu Âu).

Theo tài liệu cổ: Bạch giới tử có vị cay, tính ôn; vào kinh Phế. Có tác dụng lợi khi trục đờm, ôn trung khai vị, tiêu thũng giảm đau. Dùng chữa ngực bụng đầy trướng, chữa ho, suyễn hơi đưa lên. Dùng ngoài đồ thũng độc.

Để phân biệt giới tử, hắc giới tử và bạch giới tử ta có thể dùng một số phản ứng hóa học như sau:

1. Giới tử và hắc giới tử. Lấy 3 hạt tán dập trong một cối sứ thêm 3 giọt dung dịch KOH 10%, nếu là giới tử có màu vàng, để lâu sẽ chuyển sang màu vàng lục.

2. Bạch giới tử. Lấy 1g hạt, thêm 10ml nước đun sôi, lọc. Thêm 5 giọt thuốc thử (Milon). Để vài phút nếu chuyển màu đỏ tức là bạch giới tử, không có màu đỏ tức là giới tử.

Phối hợp với nhận xét bề ngoài ta thấy:

1. Bạch giới tử: Vỏ màu trắng hoặc hơi vàng, đa số có đường kính 2mm, cho phản ứng của bạch giới tử.

2. Giới tử: Vỏ màu vàng sẫm, đến vàng nâu, đa số có đường kính 1mm, không cho phản ứng bạch giới tử.

Ngoài giới tử, bạch giới tử và hắc giới tử, trong đông y còn dùng:

Vân đài tử là hạt phơi khô của cải thìa Brassica campestrus L. var. oleifera DC., thuộc họ Chữ thập (Cruciferae). Cây mọc một năm hay hai năm, cao tới 1m, thân nhẵn hoặc hơi có lông. Lá phía dưới xẻ sâu, lá phía trên xẻ nông hơn, hoa màu vàng. Quả hình trụ dài 2-4cm; đường kính 5mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra. Hạt hình cầu, đường kính 1-2mm, vỏ màu nâu đen hay đỏ nâu, một số có màu vàng; nhìn qua kính lúp sẽ thấy các vân mạng và tễ; không có mùi, vị nhạt, hơi có vị dầu.

Cây cải này được trồng ở khắp nơi trong nước ta để nấu canh, muối dưa, nhưng chưa khai thác lấy hạt. Trong hạt có 40-50% dầu, 23% protit, một glucozit khi thuỷ phân sẽ cho 0,40-0,60% tinh dầu với thành phần chủ yếu là crotonylaizothioxyanat. Còn dùng trong phạm vi nhân dân (Trung Quốc hay dùng hơn) làm thuốc giúp sự sinh nở dễ dàng, đẻ xong vẫn đau bụng. Liều dùng 6-9g. Chú ý để tránh nhầm lẫn với các giới tử khác.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Lục phàn
06/07/2025 08:20 CH

- 綠礬 (绿矾). Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanterium. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hùng hoàng và thư hoàng - 雄黃, 雌黃. Còn gọi là thạch hoàng, hùng tin, hoàng kim thạch. Tên khoa học Realgar, Orpiment. Hùng hoàng (Realgar) và thư hoàng (Orpiment, Auripigment) đều là vị thuốc thường dùng trong Đông y có chứa asen (thạch tín). Hùng là đực, hoàng là vàng vì hùng hoàng màu vàng, thường thấy ở núi về phía mặt trời mọc. Có khi đỏ trong thì gọi là hùng tinh. Thư là cái, hoàng là vàng vì thư hoàng màu vàng nhạt hơn, thường thấy ở núi phía mặt trời lặn (âm tính). Thực tế hùng hoàng có khi có màu đỏ, nền da cam, còn thư hoàng bao giờ cũng màu vàng.
Húng quế - 羅勒 (罗勒). Còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mreas preou (Campuchia), gand basilic, basilic commum. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. basilicum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hương bài - 山菅蘭 (山菅兰). Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan. Tên khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianella odorata Lamk. Dianella javanica Kunth., Dianella sandwicensis Hook. et Arn. Dianella nemorosa (L.) DC.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên hương bài dùng để chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
Hương lâu - 香根草. Còn gọi là cỏ hương bài, hương lau. Tên khoa học Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash.- Andropogon squarrosus Hack. Thuộc họ Lúa (Gramineae hay Poaceae).
Hương nhu - 香薷. Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ở Việt Nam có 2 loại cây hương nhu: (1) Hương nhu tía (Herba Ocimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu (Ocimum sanctum L.); (2) Hương nhu trắng (Herba Ocimi Gratissimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.). Tại Trung Quốc, tên hương nhu lại dùng để chỉ: (3) Hương nhu Trung Quốc (Herba Elsholtziae) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của một loài kinh giới Elsholtzia patrini Garcke hay của một loài gần giống Elsholtzia haichowensis. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm.
Hương phụ - 香附. Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus Linné. Thuộc họ Cói (Cyperaccae). Vị hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Huyền sâm - 玄參 (玄参). Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Tên khoa học Scrophularia buergeriana Miq. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scrophularia oldhami Oliv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl. Tên huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen (huyền là đen).
Huyết giác - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết kiệt - 山石榴. Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
Huyết lình - Còn gọi là lục linh. Lình là tên tiếng Thổ của con khỉ; lục là nhau thai và huyết linh là máu chảy ra của con khỉ sau khi đẻ, phơi khô.
Hy thiêm - 豨簽 (豨莶). Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa. Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta. Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
Ích mẫu - 益母草. Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn. Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc: Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu; Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Ích trí nhân - 益智仁. Còn gọi là ích trí, ích trí tử. Tên khoa học Alpinia oxyphylla Miq. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.). Vì vị thuốc giúp ích tỳ vị cho nên có tên như thế.
Ké hoa đào - 地桃花. Còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn (Thái), bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa. Tên khoa học Urena lobata L. (Urena monopetala Lou., Urena sinuata L., Urena scabruiscula DC.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Ké hoa vàng - 白背黄花稔. Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái). Tên khoa học Sida rhombifolia L. (Sida alnifolia Lour.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Kê nội kim - 雞內金 (鸡内金). Còn gọi là kê hoàng bì, kê chuẩn bì, màng mề gà. Tên khoa học Corium Stomachichum Galli. Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]