Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CẢI BẮP - 卷心菜

Tên khoa học Brassia oleracea Linn. var capitata D. C.

Thuộc họ cải (Brassicaceae).

CẢI BẮP, 卷心菜, Brassia oleracea Linn. var capitata D. C., họ cải, Brassicaceae

Cải bắp - Brassia oleracea

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo có lá áp sát vào nhau tạo thành một bắp sít chặt ở ngọn thân cây thành hình đầu với đường kính 25-30cm trước khi nở hoa.

Hoa thành chùm có phân nhánh.

Lá đài dựng đứng, nhị gần bằng nhau.

Quả loại cải, hẹp và dài, trên có một mỏ hình nón, mảnh vỏ lồi có 1-3 gân.

Hạt nâu, nhẵn, xếp thành một dẫy.

Lá mầm hình thận, có hai thùy, gập đôi.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cải bắp được trồng ở khắp nước ta chủ yếu để lấy lá làm rau vào mùa đông.

Năm 1948 người ta phát hiện trong bắp cải tươi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là Vitamin U có khả năng chữa lành khá mau chóng các ổ loét nhân tạo gây được trong bộ máy của chim, chuột bạch, do đó cải bắp được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dầy và ruột.

Dùng làm rau hay làm thuốc đều dưới dạng lá tươi, do đó chủ yếu thu hoạch vào mùa đông, hay ở những vùng khí hậu lạnh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong bắp cải có 90% nước, 1,8% protit, 5,4% gluxit, 1,6% xenluloza, 1,2% tro.

Hàm lượng muối khoáng bao gồm 48mg% canxi, 31mg% P, 1,1mg% Fe. Không thấy có caroten nhưng có 30mg% vitamin C, 0,04mg% vitamin PP, 0,06mg% vitamin B1, 0,05mg vitamin B2.

Như trên đã nói, năm 1948, Cheney đã phát hiện trong cải bắp có chất chống loét hay vitamin U là một muối của metyl methionin sunfonium:

IMG

Một số nước Âu Mỹ và Trung Quốc đã tổng hợp muối metyl methionin sunfonium (ví dụ Trung Quốc chế chất metyl methionin sunfonium iodua) nhưng cũng gọi là vitamin U.

Tuy nhiên theo Mirakami (1956) thì những chất tổng hợp chưa hẳn đã giống chất vitamin U thực có trong nước bắp cải và nước một số rau và hoa quả như xà lách, rau muống, su hào (Brassica oleracea Lin. var. caulorapa) cải, chuối... hàm lượng vitamin U thay đổi tùy theo loại rau, cách trồng trọt, thu hái và bảo quản.

Vitamin U không bền vững, dễ oxy hóa, bị hủy ở nhiệt độ cao, tan trong nước, chịu được lạnh, và có thể sấy khô.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nước ép rau tươi (xà lách, rau muống, su hào, cải, bắp chuối...) có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các ổ loét đó.

Năm 1958, Viên quân y 108 (Hà Nội) có làm một số thực nhiệm chứng minh rằng nước ép hoa quả, nước ngũ cốc có tác dụng làm giảm và điều hoà sự co bóp của dạ dày.

Trên những cơ sở nghiên cứu ấy, hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để điều trị các bệnh loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dầy, ruột, đau đường mật, viêm đại tràng... thu được kết quả tốt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Sau đây là cách dùng nước ép cải bắp có thể áp dụng ở mỗi gia đình:

   Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, ép lấy nước. Bã bỏ đi.

   1kg cải bắp tươi ép như vậy cho từ 500-700ml nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc.

   Ở những nơi không có bàn ép, thì sau khi chần rau xong, cho vào cối sạch, giã nát rồi lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. Làm theo cách này, 1kg bắp cải cho từ 350-500ml.

   Nước ép thu được nếu không có điều kiện bảo quản (tủ lạnh) rất chóng thiu, vì trong nước cải bắp có hợp chất sunfua.

   Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1000ml chia làm nhiều lần uống mỗi lần 200-250ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

   Điều trị bằng nước ép cải bắp không có biến chứng gì và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dầy và tá tràng khác. Và không có phản chỉ định.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn
16/04/2025 09:33 CH

- 藍桉 (蓝桉). Còn gọi là cây khuynh diệp. Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm; cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
Thìa là - 蒔蘿 (莳萝). Còn gọi là rau thìa là, phăk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa là cho quả dùng làm thuốc.
Thiên đầu thống - 破布木. Còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu, trường xuyên hoa. Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Corlia dichotoma Forst). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae).
Thiên đông môn - 天門冬. Còn có tên là thiên môn, thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông.
Thiên lý - 夜来香. Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Thiên niên kiện - 千年健. Còn gọi là sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Thuộc họ Ráy (Araceae). Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. Tên thiên niên kiện vì người ta cho rằng uống vị thuốc này thì nghìn năm khỏe mạnh (thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe mạnh).
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
Thiên tiên tử - 天仙子. Còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules. Tên khoa học Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thổ hoàng liên - 馬尾黃連 (马尾黄连). Tên khoa học Thalictrum foliolosum D.C. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Thổ hoàng liên (Rhizoma Thalictri) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum D.C.) và nhiều loài khác thuộc giống Thalictrum.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]