Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CẢI BẮP - 卷心菜

Tên khoa học Brassia oleracea Linn. var capitata D. C.

Thuộc họ cải (Brassicaceae).

CẢI BẮP, 卷心菜, Brassia oleracea Linn. var capitata D. C., họ cải, Brassicaceae

Cải bắp - Brassia oleracea

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo có lá áp sát vào nhau tạo thành một bắp sít chặt ở ngọn thân cây thành hình đầu với đường kính 25-30cm trước khi nở hoa.

Hoa thành chùm có phân nhánh.

Lá đài dựng đứng, nhị gần bằng nhau.

Quả loại cải, hẹp và dài, trên có một mỏ hình nón, mảnh vỏ lồi có 1-3 gân.

Hạt nâu, nhẵn, xếp thành một dẫy.

Lá mầm hình thận, có hai thùy, gập đôi.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cải bắp được trồng ở khắp nước ta chủ yếu để lấy lá làm rau vào mùa đông.

Năm 1948 người ta phát hiện trong bắp cải tươi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là Vitamin U có khả năng chữa lành khá mau chóng các ổ loét nhân tạo gây được trong bộ máy của chim, chuột bạch, do đó cải bắp được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dầy và ruột.

Dùng làm rau hay làm thuốc đều dưới dạng lá tươi, do đó chủ yếu thu hoạch vào mùa đông, hay ở những vùng khí hậu lạnh.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong bắp cải có 90% nước, 1,8% protit, 5,4% gluxit, 1,6% xenluloza, 1,2% tro.

Hàm lượng muối khoáng bao gồm 48mg% canxi, 31mg% P, 1,1mg% Fe. Không thấy có caroten nhưng có 30mg% vitamin C, 0,04mg% vitamin PP, 0,06mg% vitamin B1, 0,05mg vitamin B2.

Như trên đã nói, năm 1948, Cheney đã phát hiện trong cải bắp có chất chống loét hay vitamin U là một muối của metyl methionin sunfonium:

IMG

Một số nước Âu Mỹ và Trung Quốc đã tổng hợp muối metyl methionin sunfonium (ví dụ Trung Quốc chế chất metyl methionin sunfonium iodua) nhưng cũng gọi là vitamin U.

Tuy nhiên theo Mirakami (1956) thì những chất tổng hợp chưa hẳn đã giống chất vitamin U thực có trong nước bắp cải và nước một số rau và hoa quả như xà lách, rau muống, su hào (Brassica oleracea Lin. var. caulorapa) cải, chuối... hàm lượng vitamin U thay đổi tùy theo loại rau, cách trồng trọt, thu hái và bảo quản.

Vitamin U không bền vững, dễ oxy hóa, bị hủy ở nhiệt độ cao, tan trong nước, chịu được lạnh, và có thể sấy khô.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nước ép rau tươi (xà lách, rau muống, su hào, cải, bắp chuối...) có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các ổ loét đó.

Năm 1958, Viên quân y 108 (Hà Nội) có làm một số thực nhiệm chứng minh rằng nước ép hoa quả, nước ngũ cốc có tác dụng làm giảm và điều hoà sự co bóp của dạ dày.

Trên những cơ sở nghiên cứu ấy, hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để điều trị các bệnh loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dầy, ruột, đau đường mật, viêm đại tràng... thu được kết quả tốt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Sau đây là cách dùng nước ép cải bắp có thể áp dụng ở mỗi gia đình:

   Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, ép lấy nước. Bã bỏ đi.

   1kg cải bắp tươi ép như vậy cho từ 500-700ml nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc.

   Ở những nơi không có bàn ép, thì sau khi chần rau xong, cho vào cối sạch, giã nát rồi lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. Làm theo cách này, 1kg bắp cải cho từ 350-500ml.

   Nước ép thu được nếu không có điều kiện bảo quản (tủ lạnh) rất chóng thiu, vì trong nước cải bắp có hợp chất sunfua.

   Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1000ml chia làm nhiều lần uống mỗi lần 200-250ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

   Điều trị bằng nước ép cải bắp không có biến chứng gì và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dầy và tá tràng khác. Và không có phản chỉ định.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Con quy
02/07/2025 08:55 CH

- Tên khoa học Anphitobius diaperinus Panzer. Thuộc họ Quy (Tenebrionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptrae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng kỳ - 黄芪. Hoàng kỳ (Radix Astragali) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ - [Astragalus menbranaceus (Fish) Bunge] - hay cây hoàng kỳ Mông Cổ (Astragalus mongholcus Bunge) hoặc của những cây cùng chi đều thuộc họ Đậu (Fabaceae). Vị thuốc màu vàng, sở trường về bổ cho nên có tên gọi như vậy: Hoàng là vàng, kỳ là nhớn (sở trường).
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hoàng tinh - 黃精. Còn gọi là củ cây cơm nếp (Lào Cai) woòng sính, kim thị hoàng tinh, cứu hoang thảo, koesd ka sat pa (Mèo Xiêng Khoảng). Tên khoa học Polygonatum kingianum coll. et Hemsl. Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây cơm nếp hay cây hoàng tinh Polygonatum kingianum coll. et Hemsl và các cây cùng chi khác loài như Polygonatum sibiricum Redoute, Polygonatum multiflorum L.v.v... đều thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Không nên nhầm tên cây hoàng tinh này với cây hoàng tinh hay cây củ dong cho tinh bột vẫn thấy luộc bán ở nhiều nơi. Cây này có tên khoa học Maranta arundinacea L. thuộc họ Dong (Marantaceae). Người xưa cho rằng vì vị thuốc có màu vàng (hoàng = vàng) do tinh khí của đất sinh ra, cho nên có tên hoàng tinh.
Hoạt thạch - 滑石. Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch. Tên khoa học Talcum.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đằng - 紅藤 (红藤). Còn gọi là thuyết đằng, đại hoạt đằng, hoạt huyết đằng, kê huyết đằng, đại huyết đằng, dây máu người. Tên khoa học Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. (Holboellia cuneata Oliv.). Thuộc họ Huyết đằng (Sargentodoxceae). Hồng đằng hay huyết đằng (Caulis Sargen-todoxae), là thân phơi hay sấy khô của cây huyết đằng Sargentodoxa cuneata (Oliv) Rehd, et Wils. Ngoài ra, người ta còn dùng kê huyết đằng (Caulis Mucunae) là thân của cây kê huyết đằng (Mucuna birwoodiana Tutcher) hoặc một số loài Milletia như Milletia nitida Benth; Miletia diesiana Harms đều thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae). Tên huyết đằng vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu (huyết là máu, đằng là dây), kê huyết đằng là dây máu gà.
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hồng xiêm - 人心果. Còn gọi là tầm lức, sacôchê, sabôchê, sapotillier. Tên khoa học Achras sapota l., Sapota achras Mill. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]