Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÀ RỐT - 胡蘿蔔 (胡萝卜)

Còn gọi là hồ la bặc (Trung Quốc).

Tên khoa học Daucus carota L.

Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).

CÀ RỐT, 胡蘿蔔, 胡萝卜, hồ la bặc, Daucus carota L., họ Hoa tán, Umbelliferae

Cà rốt - Daucus carota

Tên cà rốt là tên phiên âm từ tiếng la tinh và tiếng Pháp ra, vì cây này là một cây chúng ta mới di thực vào.

Hồ la bạc là tên Trung Quốc đặt cho cây này, vì đối với Trung Quốc cũng là một cây di thực: Hồ là nguồn gốc ở nước Hồ (tên đặt cho những xứ sở ở tây nam Trung Quốc), la bặc là cây cải củ vì vị nó giống như vị cây cải củ.

A. MÔ TẢ CÂY

Cà rốt là một cây sống hai năm, có rễ trụ nhẵn hay có lông.

Lá mọc so le, không có lá kèm, bẹ khá phát triển; phiến lá xẻ lông chim, càng gần phía đầu càng hẹp.

Hoa hợp thành tán kép, tán nhỏ mang hoa trắng hồng hay tía, lá bắc của tổng bao cũng xẻ lông chim, lá bắc của tiểu bao đơn hay xẻ ba. Đế hoa khum lõm. Lá đài nhỏ ba cạnh; cánh tràng, mọc so le. Trong tán thì ở giữa bất thụ, màu tía, còn hoa khác thì màu trắng hay hồng.

Quả bế, mỗi đôi gồm hai nửa (phân liệt quả) mỗi nửa dài 2-3mm, hình trứng, hai phân liệt quả dính với nhau ở mặt giáp nhau; sống phụ có phủ đầy sợi tương ứng với các ống bài tiết giả.

Hạt có phôi nhũ sừng.

Rễ trụ, hình dáng thay đổi  tuỳ theo loại.

Theo nghiên cứu của Beille thì cây cà rốt mọc hoang không có củ. Loại hiện nay chúng ta trồng là một loại lai của hai loài Daucus carota L. và Daucus maximus L.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Người ta cho rằng cây cà rốt vốn nguồn gốc từ Pháp nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở khắp các nước phương tây và phương Đông.

Đầu tiên là một cây thực phẩm, nhưng hiện nay lại thêm vai trò cây làm thuốc và nguồn nguyên liệu provitamin A.

Năng suất 30 đến 40 tấn củ một hecta hoặc 800 đến 200kg hạt một hecta.

Trong việc trồng cà rốt người ta còn phân biệt ra ba loại cà rốt: Cà rốt dài và đỏ có thể trồng ở bất kỳ đất nào, loại củ cà rốt đỏ và dài vừa phải trồng ở những nơi đất ẩm, loại cà rốt làm thức ăn cho gia súc có năng suất cao hơn có thể trồng ở những nơi đất khô.

Dùng củ hay quả tươi hay phơi hoặc sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong củ cà rốt có 86%-89% nước; 0.046 độ axit tính bằng axit sunfuric; chất đạm 1-1,87%; chất béo 0,02-0,08%; gluxit (tính theo tinh bột) 6-9,3%; xenluloza 1,4-1,6%, tro 0,9-1,03%, một chất sterol, các photphatit (lexitin), các hợp chất pectin 1-3%, chất màu có tinh thể rất quan trọng bao gồm caroten α và β, các men pectaza, oxydaza, các enzym.

Mới đây người ta còn chiết từ cà rốt một chất insulin thực vật có khả năng làm giảm 1/3 đường của máu. Trong thành phần chất đạm người ta xác định được asparagin, trong thành phần chất béo các axit panmitic và oleic; trong thành phần gluxit người ta xác định sacaroza (4,6%), glucoza (4-6%). Trong tro có muối canxi, kali, magiê, axit phôtphoric, axit sunfuric, vết mangan, đồng, nhôm, asen, nicken, clorua, v.v...

Trong củ và quả có chứa tinh dầu với hàm lượng 0,8-1,6%; trong tinh dầu thành phần chủ yếu là pinen, limonen, daucola và một glycol. Tuy nhiên năm 1936 Asahima và Tsukamoto đã không tìm thấy các chất nói trên trong một loại tinh dầu chiết từ quả và thân cà rốt, nhưng lại thấy chất carotola là một ancol sesquitecpenic. Tinh dầu cất từ hạt của những cây cà rốt có hình nón hay hình trụ không có thành phần trên.

Từ hoa cà rốt tươi, Igolen cất được một loại tinh dầu mùi thơm nồng và mạnh.

Chiết caroten từ củ cà rốt theo phương pháp Arnaud (1887): Nghiền củ cà rốt, sấy khô trong chân không; chiết bằng ête dầu hoả cho tới khi ête dầu hỏa không màu. Lọc và cất trong chân không. Cặn được cho vào tủ lạnh; caroten sẽ kết tinh.

Hiện nay người ta đã cải tiến phương pháp này như sau: Nghiền nát củ cà rốt, ép lấy nước, cho tác dụng axeton, rồi tiếp tục như trên nhưng kết tinh caroten trong ancol metylic.

Từ 10kg cà rốt người ta thu được 0,50g caroten (0,05% như vậy chỉ được 1/10 hiệu suất so với hiệu suất lý thuyết).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thức ăn, cà rốt được dùng chữa ỉa chảy trẻ em (Y học thực hành, 148, năm 1967: 18) do tính chất làm giảm nhu động ruột, hút chất nhầy, độc tố vi trùng.

Cách dùng như sau: Lấy 50g bột cà rốt khô hay 500g cà rốt tươi, đun sôi với 1 lít nước được súp cà rốt. Trong những ngày đầu trẻ em bị ỉa chảy mỗi ngày cho ăn 100-150ml/kg thể trọng. Súp cà rốt chia làm 6 bữa ăn; nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng tương đương súp cà rốt. Những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ hay sữa bò với lượng súp cà rốt giảm dần; thường thời gian điều trị 4 ngày chia như sau: Ngày đầu cho ăn súp cà rốt 100%; ngày thứ hai, súp cà rốt 80%, sữa mẹ hay sữa bò 20%; ngày thứ ba, súp cà rốt 60%, sữa mẹ hay sữa bò 40%; ngày thứ tư, súp cà rốt 40%, sữa mẹ hay sữa bò 60%.

Các tinh dầu cà rốt được dùng từ lâu trong công nghiệp rượu mùi, ngoài mùi thơm ngon, tinh dầu cà rốt cho vị dịu ngọt. Tinh dầu cà rốt còn được dùng trong kỹ nghệ nước hoa.

Quả cà rốt được dùng làm thuốc thông tiểu, điều kinh.

Củ cà rốt còn được dùng làm nguyên liệu chế caroten.

Những năm gần đây, Viện hóa dược Kharkov (Liên Xô cũ) nghiên cứu tìm thuốc trong nước thay thế cho vị khellin chiết từ quả cây Ammi visnaga (L.) Lam. để chữa bệnh đau thắt ngực. Sau khi điều tra trên 600 loài cây thuộc họ Hoa tán đã đi tới kết luận là có thể dùng cao khô của quả cà rốt và quả Anethum graveolens. Thuốc được chế với tên Daucarinum và Anethinum dưới dạng viên để chữa bệnh đau thắt ngực cấp tính và mãn tính.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Châu thụ
02/02/2025 08:39 CH

- 芳香白珠. Còn gọi là lão quan thảo (Sìn hồ, Lai Châu). Tên khoa học Gaultheria fragrantissima Wall. (Gaultheria fragrans Don). Thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
Tỏi đỏ - 紅蔥 (红葱). Còn gọi là tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào). Tên khoa học Eleutherine subaphylla Gagnep. Thuộc họ La dơn (Iridaceae). Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với tên khoa học Bulbus Eleutherinis subaphyllae.
Tỏi độc - 秋水仙. Còn gọi là colchique. Tên khoa học Colchicum autumnale L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây tỏi độc cho ta những vị thuốc sau đây: 1. Dò tỏi độc Tuber Colchici hay Bulbus Colchici là dò cây tỏi độc hái về phơi khô. 2. Hạt tỏi độc: Semen Colchici là hạt phơi hay sấy khô của cây tỏi độc. Ngoài cây tỏi độc - Colchicum autumnale L. ra, ta còn dùng dò và hạt của nhiều loài khác như Colchicum speciosum Stev... Colchicum variegatum L. hoặc cây Androcymbium gramineum Mac Bride cùng họ và cũng chứa hoạt chất colchixin.
Trầm hương - 沉香. Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d'aigle, bois d'aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae). Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm - chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Trẩu - 石栗. Còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin. Tên khoa học Aleurites montana (Lour.) Wils. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây trẩu cho ta một loại dầu sơn rất quý dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu trẩu là một nguồn phân bón ruộng, có tác dụng trừ sâu.
Trầu không - 蒟醬 (蒟酱). Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Cămpuchia), hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper betle L. (Piper siriboa L.). Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Trinh nữ hoàng cung - 西南文殊蘭 (西南文殊兰). Còn gọi là Hoàng cung trinh nữ - Tây nam văn châu lan - Thập bát học sĩ (Trung Quốc), Tỏi Thái Lan. Tên khoa học Crinum latifolium L. Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Tên trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh.
Trứng cuốc - 斑果藤. Còn có tên là mắc năm ngoa (Viêntian), con go, mang nam bo (Thổ). Tên khoa học Stixis elongata Pierre. Thuộc họ Màn màn (Capparidaceae).
Tục tùy tử - 續隨子 (续随子). Còn gọi là Thiên kim tử. Tên khoa học Euphorbia lathyris Lin. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tùng hương - 松香. Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao. Tên khoa học Resina Pini - Colophonium. Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Tỳ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Tỷ giải - 萆薢. Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải. Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tỳ giải.
Vải - 荔枝. Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Campuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Vạn niên thanh - 萬年青 (万年青). Còn gọi là co vo dinh (Thổ), han phan (Lào), kom ponh (Cămpuchia). Tên khoa học Aglaonema siamense Engl. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Vạn tuế - 蘇鐵 (苏铁). Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu. Tên khoa học Cycas revoluta Thunb. Thuộc họ Tuế (Cycadaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]