Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BƯỞI - 柚

Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao tchiou (Thái), kroth thlong (Cămphuchia) makkamtel, makphuc, maksom (Lào).

Tên khoa học Citrus maxima (Buru) Merrill; Citrus grandis Osbeck.

Thuộc họ Cam (Rutaceae).

BƯỞI, 柚, bòng, co phúc, kanbao tchiou, kroth thlong, makkamtel, makphuc, maksom, Citrus maxima (Buru) Merrill, Citrus grandis Osbeck, họ Cam, Rutaceae

Bưởi - Citrus maxima

A. MÔ TẢ CÂY

Bưởi là loại cây to cao 10-13m, vỏ thân màu vàng nhạt, đôi khi ở kẽ nứt thân chảy ra một thứ gôm nhựa. Cành có gai dài, nhọn.

Lá hình trứng, dài 11-12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.

Hoa đều, to, mọc thành chùm 6-10 hoa, rất thơm. Quả hình cầu to, có khi to bằng đầu ngươì lớn, vỏ dầy, màu thay đổi tùy theo giống.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Trồng khắp nơi ở nước ta, nổi tiếng nhất có bưởi huyện Đoan Hùng tỉnh Vĩnh Phú, miền Nam có bưởi Năm roi.

Mùa hoa: Tháng 3-5; mùa quả: Tháng 8-11.

Người ta trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, bánh trái hoặc cất nước hoa bưởi. Người ta còn hái lá làm thuốc, thường chỉ dùng lá tươi. Người ta còn dùng vỏ quả và hạt bưởi sau khi đã ăn quả.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong lá, hoa, vỏ quả đều chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá bưởi là dipenten, linalola và xitrala. Trong tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este.

Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu ra còn chứa pectinnaringin (một glucozit khi thuỷ phân cho d. ramnora và narigenin là một trihydroxyflavon), các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin. Hesperidin còn gọi là hesperdozit. Thủy phân hesperdidin cho hesperetol (một flavonon: trihydroxy 7-5-3' metoxyflavonon).

Trong dung dịch ép múi bưởi có khoảng 9% axit xitric, 14% đường. Ngoài ra còn lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin C (50mg trong 100g dịch ép) vitamin A và B1.

Trong vỏ hạt bưởi có nhiều pectin.

Trong hạt có dầu béo.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Còn dùng để cất tinh dầu, nhưng nếu hái lá thì hại quả và hoa cho nên ít làm.

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. Ngày dùng 4-12g dưới dạng sắc uống.

Vỏ hạt bưởi có thể dùng lấy pectin làm thuốc cầm máu, và dùng chải tóc giữ cho tóc im giống như dùng gôm adragant.

Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo), thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.

Nước hoa bưởi thường bán ở các hiệu làm bánh được cất từ hoa bưởi phối hợp với nhiều vị thuốc có vị thơm khác như hồi quế... dùng để làm thơm các thức ăn, bánh trái.

Đơn thuốc có bưởi:

   - Chữa chốc đầu trẻ em: Hạt bưởi bóc vỏ cứng ngoài, xâu vào sợi thép, đốt trên ngọn lửa cho cháy thành than. Nghiền nhỏ. Rửa nơi chốc đầu thật sạch bằng nước ấm, thấm cho khô. Bôi bột than hạt bưởi lên. Ngày bôi 1-2 lần. Thời gian điều trị từ 3-6 ngày (Khoa học thường thức, 15/3/1976).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây thuốc phiện
01/04/2025 09:00 CH

- 罂粟. Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Anh túc xác (Fructus Pa...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đơn răng cưa - 包疮叶. Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Đơn trắng (hé mọ) Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa. Tên khoa học Psychotria reevesii Wall. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn tướng quân - 台灣蒲桃 (台湾蒲桃). Tên khoa học Syzygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Đu đủ - 番木瓜. Còn có tên là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học Carica papaya L. Thuộc họ Đu đủ (Papayaceae). Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain. Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.
Dứa - 菠蘿 (菠萝). Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam). Tên khoa học Ananas sativa Liud. (Ananas sativa L.). Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
Dứa bà - 龍舌蘭 (龙舌兰). Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpchia), sisal, agave (Pháp). Tên khoa học Agave americcana Lin. Thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae). Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]