Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BƯỞI BUNG - 山小橘

Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái).

Tên khoa học Glycosmis pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre).

Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

bưởi bung, 山小橘, cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh, Glycosmis pentaphylla Corr., Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre), họ Cam quít, Rutaceae

Bưởi bung - Glycosmis pentaphylla

Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ 2 cây: 1 cây có tên khoa học và mô tả sau đây, 1 cây nữa có lá đơn nguyên sẽ giới thiệu trong phần chú thích và có tên khoa học là Acronychia laurifolia Bl. thuộc cùng họ.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ, cao 1-3m, có thể cao tới 6m, cành đỏ nhạt, nứt nẻ. Lá kép gồm từ 3-7 lá chét, ít khi có một, dài từ 6-16cm, rộng từ 2-5cm, mép nguyên, hoặc hơi răng cưa. Hoa trắng hay trắng xanh nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn cây. Quả hình cầu, như quả quất, khi chín có màu hồng. Mùa hoa quả vào tháng 11-3.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây bưởi bung mọc hoang dại ở khắp nơi trong nước ta, ở những nơi bờ rào, đất hoang hay rừng núi. Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lá phơi khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong cành và lá có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu.

Gần đây người ta đã phân tích thấy trong bưởi bung có các ancaloit mang tên dictamin C12H9O2N độ chảy 132o, skimmiamin C14H13O4N độ chảy 175o, kokusaginin C14H13O4N độ chảy 168o, noracromyxin C19H17O3N độ chảy 198-200o, arborin C16H14ON2 độ chảy 150-152o, arborinin độ chảy 175o, glycorin C9H8ON độ chảy 145-147o, glycosminin C15H12ON độ chảy 249o. Ngoài ra còn chất glycosmin là chất veratroylsalixin C22H28O12 có trong lá non và nụ hoa với hàm lượng 0,2%.

Cấu trúc của những chất đó rất gần nhau và đã được xác định như sau:

ancaloit, dictamin C12H9O2N, skimmiamin C14H13O4N, kokusaginin C14H13O4N, noracromyxin C19H17O3N, arborin C16H14ON2, arborinin, glycorin C9H8ON, glycosminin C15H12ON

Mới đây từ bưởi bung người ta còn chiết được một chất glycozolin, dẫn chất từ carbazol.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Trong ống nghiệm, bưởi bung tỏ ra có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn Streptococcus, Staphyllococcus 209P và Bacillus subtilis.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Bưởi bung là một vị thuốc được dùng trong nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hóa, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh nở, dùng ngoài phối hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc sát trùng lên da.

Uống trong ngày, dùng 6-16g lá khô, dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có vị bưởi bung:

    - Phụ nữ kém ăn, da vàng sau khi sinh nở: Lá bưởi bung sắc vàng 10g, thêm 400ml nước vào, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

    - Mụn ổ gà mọc ở bẹn nách, thối loét lâu ngày, ăn vào tới xương: Lá bưởi bung (Glycosmis pentaphylla) 1 nắm chặt, lá ổi 1 nắm chặt, lá thổ phục linh 1 nắm; cả 3 vị rửa sạch, thái nhỏ, lấy lá chuối non hơ nóng cho mềm, gói thuốc lại, to nhỏ tùy theo mụn nhọt; mặt nào định đặt lên mụn thì châm nhiều lỗ cho nước dễ thấm vào mụn (Revue medico chirurgicale 12. 1939).

Chú thích:

    Nhân dân ta còn dùng với cùng một công dụng và cùng một tên bưởi bung một cây có tên khoa học là Acronychia laurifolia Blume cùng họ Cam quít  (Rutaceae).

bưởi bung, Acrenychia laurifolia

Bưởi bung - Acrenychia laurifolia

    Đây là một cây nhỡ, có thể cao 6-8m, lá đơn nguyên, mọc đối, hình thuôn dài, vò có mùi thơm hắc của xoài, có nhiều túi tiết tinh dầu. Hoa mẫu 4, mọc ở nách lá hay đầu ngọn theo kiểu xim 2 ngả. Quả chín có màu vàng nhạt. Cây cho gỗ mềm trắng. Mọc nhiều ở những vùng rừng thứ sinh, hay ở vùng cây bụi các tỉnh Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

bưởi bung, 山小橘, cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh, Glycosmis pentaphylla Corr., Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre), họ Cam quít, Rutaceae

Bưởi bung thật

bưởi bung, 山小橘, cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh, Glycosmis pentaphylla Corr., Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre), họ Cam quít, Rutaceae

Bưởi bung giả

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Núc nác
13/04/2025 08:46 CH

- 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (B...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cẩm xà lặc Còn gọi là mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ (Trung Quốc). Tên khoa học Canthium parvifolium Roxb. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cẩm xà lặc là tên vỏ cây này được xuất bán cho Trung Quốc. Tên này phổ biến ở tỉnh Quảng Bình là nơi được khai thác thu mua để xuất. Tại những nơi khác tên mỏ quạ, mỏ ó phổ biến hơn. Cũng có nơi gọi là cây găng. Tên mỏ quạ còn dùng để chỉ một cây khác (xem vị này) cần chú ý tránh nhầm.
Canh châu - 雀梅藤. Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng. Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.). Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.
Canh ki na - 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.
Cánh kiến đỏ - 紫梗. Còn gọi là tử giao, tử ngạnh, xích giao, hoa một dược, dương cán tất, tử trùng giao, tử thảo nhung. Tên khoa học Lacca-Stick-lac. Cánh kiến đỏ (Lacca) là chất nhựa màu đỏ do một loài rệp son cánh kiến đỏ - Laccifer lacca Kerr. - thuộc họ Sâu cánh kiến lacciferidae hút nhựa cây chủ bài tiết ra. Tên con rệp son, có tác giả xác định là Tachardia lacca R. Bld. (Tachard là một nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Pondichery Ấn Độ và báo cáo ở Viện hàn lâm Pháp năm 1710), cũng có tác giả xác định là Carteria lacca Sign. (do Carter đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Bombay, Ấn Độ năm 1860-1861). Hiện nay tên Laccifer lacca Kerr. thông dụng hơn cả. Tuy nhiên có thể những chủng đó có chỗ khác nhau, ta chưa phát hiện được.
Cánh kiến trắng - 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa. An tức hương (Benzoinum - Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.
Canhkina - 金雞納 (金鸡纳). Tên khoa học Cinchona sp. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau: (1) Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon; (2) Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkin đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens; (3) Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị.
Cảo bản - 藁本. Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong Đông y. Vì gốc cây như gốc lúa ("cảo" = lúa, "bản" = gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trường có 2 loại cảo bản: 1. Bắc cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis; 2. Tây khung cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici sinensis...
Cát cánh - 桔梗. Tên khoa học Platycodon grandiflorum A. DC. Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cát cánh hay kết cánh (Radix platycodi) là rễ khô của cây cát cánh. Tên Platycodon do chữ Platys là rộng, Codon là chuông. Grandiflorum do chữ grandi là to, florum là hoa vì cây cát cánh có hoa to hình cái chuông rộng.
Cẩu tích - 狗脊. Còn gọi là rễ lông cu ly, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ. Tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. Thuộc họ Lông cu ly (Dicksoniaceae). Cẩu tích hay kim mao, cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng, phơi hay sấy khô của cây lông cu ly. Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.
Cây áctisô - 菜薊 (菜蓟). Tên khoa học Cynara scolymus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng thân và lá tươi của cây áctisô.
Cây ba gạc - 蘿芙木 (萝芙木). Còn có tên là la phu mộc, san to (Sapa), lạc toọc (Cao Bằng). Tên khoa học Rauwolfia verticillata (Lour) Baill. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwolfiae verticillatae) của cây ba gạc, hay la phu mộc. La phu mộc = dịch âm Trung Quốc của chữ Râuvonphia (Rauwolfia) tên khoa học của cây này. Tên san to nghĩa là ba chạc, vì cây có 3 lá, chia ba cành. Tên lạc toọc nghĩa là một rễ, vì cây có một rễ.
Cây ba gạc Ấn Độ - 印度蘿芙木 (印度萝芙木). Còn có tên Ấn Độ sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa học Rauwoflia serpentina Benth. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwfliae serpentinae) của cây ba gạc Ấn Độ.
Cây ba kích - 巴戟天. Còn có tên ba kích thiên, cây Ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học Morinda offcinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây bách bộ - 百部. Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.
Cây ban - 地耳草. Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương. Tên khoa học Hypericum japoncum Thunb. Thuộc họ Ban (Hypericaceae). Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Cây bọ mắm - 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).
Cây bông - 棉花根. Tên khoa học Gossypium sp.. Thuộc họ bông (Malvaceae). Ta dùng vỏ rễ cây bông (Cortex Gossypii radicis) là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Cây bồng bồng - 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]