Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BỐI MẪU - 貝母

Fritilllaria - Bulbus Fritillariac

Xuyên bối mẫu, Bullus Fritillariae, cây xuyên bối mẫu, Fritillaria roylei Hook, cây bối mẫu lá quăn, Fritillaria cirrhoa D. Don, họ Hành tỏi, Liliaceae

Xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei

Triết bối mẫu, Bulbus Fritillariae cirr - hosae, cây xuyên bối mẫu, Fritillaria royleo Hook., cây bối mẫu lá quăn, Fritillaria cirrhoa D.Don, họ Hành tỏi, Liliaceae

Triết bỗi mẫu - Fritillaria verticillata

Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu:

1. Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirr - hosae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria royleo Hook. - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D.Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

2. Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei Hook - hay cây bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

Chú thích về tên:

Có hai cách giải thích về tên bối mẫu:

   1. Đào Hoàng Cảnh, một thầy thuốc cổ, cho rằng vì bối mẫu giống như hạt bối tử, một vị thuốc trung dược khác, tụ tập lại nên gọi bối mẫu.

   2. Một thuyết khác lại cho rằng vì vị thuốc bám vào rễ chi chít như đàn con bám vào mẹ và lại quý như bảo bối cho nên gọi tên như vậy.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây xuyên bối mẫu (vì mọc và được sử dụng đầu tiên ở Tứ Xuyên - Trung Quốc) - Fritillaria roylei Hook - là một cây sống lâu năm, cao chừng 40-60cm, lá gồm 3 đến 6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Ở kẽ lá vào tháng 3-4 mọc hoa hình chuông, mọc chúc xuống đất, dài 3,5-5cm, phía ngoài màu vàng lục nhạt, có dọc, phía trong có dọc màu xanh lục nhạt, có chân nhỏ màu tím, có đường cắt nhau như lưới.

Cây triết bối mẫu - Fritillaria verticillata Willd var. thunbergii (Miq.) (còn có tên là Fritillaria thubergii Miq.) là một cây cùng họ, vì mọc chủ yếu và được sử dụng ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc cho nên gọi như vậy. Cây này khác cây xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, đầu lá cuộn lại nhiều hơn, 3 đến 4 lá mọc vòng, dài 2-3cm, tép dò của triết bối  mẫu to hơn tép dò của xuyên bối mẫu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cho đến nay chưa phát hiện được thấy xuyên bối mẫu và triết bối mẫu mọc ở Việt Nam. Toàn bộ vị bối mẫu dùng trong y học cổ truyền đều còn phải nhập.

Tại Trung Quốc, cây xuyên bối mẫu chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam. Vào mùa hạ người ta đào dò bối mẫu về, rửa sạch đất cát và cắt bỏ rễ nhỏ, phơi hay sấy khô là được.

Triết bối mẫu chủ yếu lại là cây trồng ở tỉnh Triết Giang. Trước và sau lập hạ người ta đào tép dò về, rửa sạch bùn đất, chia riêng loại lớn, nhỏ. Loại to thì tách thành tép riêng, bỏ lớp vỏ ngoài, cho vôi vào hút hết chỗ nhựa, phơi nắng hoặc sấy khô là được. Loại to thường gọi là "nguyên bảo bối". Loại nhỏ thường gọi là "châu bối". Nguyên bảo bối được coi là tốt hơn châu bối.

Khi dùng người ta loại bỏ tạp chất, ngâm qua nước, vớt ra ủ cho mềm rồi thái thành từng miếng mỏng phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong xuyên bối mẫu - Fritillaria roylei có những ancaloit sau đây:

Peiminin C27H43O3N

Peimin C27H45O4N

Peimisin C27H43O4N

Peimidin C27H45O2N

Peimitidin C27H43-47O3N

Fritimin C38H62O3N2

IMG

Trong triết bối mẫu - Fritillaria verticillata có chủ yếu các ancaloit peimin và peiminin, ngoài ra còn bốn ancaloit với số lượng ít hơn là peimisin, peimiphin C27H46O3N, peimidin, peimitidin. Có tác giả còn lấy được propeimin có cấu trúc sterolic C26H44O3 hoặc C27H48O3.

Giữa peiminin và pemin có quan hệ như sau:

IMG

Ngô Vĩnh Hy đã xác định peimin là dihydroxy - solanidin hoặc tương đương với hydroxydihydrorubijervin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng dược lý của fritimin cũng gần như peimin.

   1. Liều tối thiểu gây chết đối với chuột nhắt trắng là 40mg/kg thể trọng.

   2. Với liều từ 7,5-16m/kg trên thỏ nhà sẽ sinh ra chứng đường huyết, đồng thời xảy ra hiện tượng ngất với tứ chi tạm thời tê liệt.

   3. Với liều khoảng 4mg/kg trên mèo sẽ sinh hiện tượng huyết áp hạ lâu đồng thời với hiện tượng ức chế hô hấp trong một thời gian ngắn.

   4. Với nồng độ 1/167.000 đến 1/50.000 sẽ gây hiện tượng co bóp đối với tử cung của chuột bạch lấy riêng, với liều 1/100.000 có tác dụng ức chế đối với ruột non của thỏ tách riêng.

   5. Nhỏ vào mắt không thấy hiện tượng giãn đồng tử.

Tác dụng của peimin và peiminin cũng gần giống nhau và gần giống như fritimin:

   1. Liều tối thiểu gây chết đối với chuột nhắt trắng là 9mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Trước khi chết có trạng thái co giật, cứng đờ.

   2. Với liều 5mg/kg thể trọng đối với thỏ sẽ có hiện tượng đường huyết cao hơn bình thường.

   3. Liều lượng vào khoảng 10mg sẽ làm cho mèo bị gây mê, xuất hiện hiện tượng hạ áp huyết tạm thời, nhịp hô hấp bị giảm.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ở nước ta, bối mẫu cho đến nay vẫn còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi y học cổ truyền, mặc dầu có sự nghiên cứu tương đối kỹ về nhiều mặt.

Theo tài liệu cổ tính chất và tác dụng của triết bối mẫu có hơi khác nhau:

   - Triết bối mẫu có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, nhuận phổi tiêu đờm; dùng chữa những trường hợp đờm ho nhiệt, viêm phổi, họng rát, tràng nhạc, ghẻ lở, sưng tấy.

   - Xuyên bối mẫu có vị đắng, tính hàn; có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm; dùng trong những trường hợp ho lao, phế ung, phế suy (phổi teo), anh lựu (bướu cổ), ung thũng. Bên ngoài trị mụn nhọt, sưng tấy.

Hiện nay, bối mẫu thường dùng làm vị thuốc chữa ho, trừ đờm, lợi sữa, nôn ra máu, chảy máu cam.
Ngày dùng từ 4 đến 10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Theo tài liệu cổ: Bối mẫu kỵ dùng với ô đầu.

Đơn thuốc có vị bối mẫu:

   1. Chữa phụ nữ có thai ho đờm: Bối mẫu bỏ lõi sao vàng, tán nhỏ luyện với đường phèn, viên bằng hạt ngô mà ngậm. Ngày ngậm 5-10 viên.

   2. Trẻ em tưa lưỡi: Bối mẫu bỏ lõi 2g, nước lã 2ml, mật ong 2g, bôi lên lưỡi. Thuốc nuốt được. Ngày 4-5 lần.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus La hán
05/05/2025 07:56 CH

- 羅漢果 (罗汉果). Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cỏ trói gà - 錦地羅 (锦地罗). Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất. Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorseraceae rotundifolia Lour., non L.). Thuộc họ cây Bắt ruồi (Droseraceae).
Cóc mẳn - 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tô Oldenlandia corymbosa Sind.
Cốc tinh thảo - 谷精草. Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống. Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L. Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau. Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.
Cói - 茳芏. Còn gọi là lác. Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Côn bố - 昆布. Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái. Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt (có tên khoa học là Laminaria japonica). Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae). "Côn" có nghĩa là cùng, là giống; "bố" là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Con rết - 蜈蚣. Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Tên khoa học Scolopendra morsitans L.. Thuộc họ Ngô công (Scolopendridae). Ngô công là toàn con rết Scolopendra monrsitans L. phơi hay sấy khô.
Cốt toái bổ - 骨碎補. Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó (Thái ở châu Quỳnh Nhai), co in tó (Thái ở Điện Biên), cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei J. Sm. (Polypodium fortunei O. Kuntze). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cốt toái bổ hay bổ cốt toái (Rhizoma Drynariae fortunei) là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
Củ cải - 莱菔. Còn có tên là rau lú bú, củ cải, la bặc tử, lai phục tử. Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ Cải (Brassicaceae). La bặc tử (Semen Raphani) là hạt phơi hay sấy khô của cây cải củ (củ cải).
Củ cấu - 菱. Còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực, (Trung Quốc) macre, krecchap (Cămpuchia). Tên khoa học Trapabicornis L. Thuộc họ Củ ấu (Hydrocaryaceae).
Củ cốt khí - 虎杖根. Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học Reynaotria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.
Củ gió - 金果欖 (金果榄). Còn gọi là kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm. Tên khoa học Tinospora capillipes Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Củ khỉ - 野黄皮. Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí. Tên khoa học Murraya tetramera Huang-Murraya glabra Guill.Clausenia dentata(willd) Roem. Thuộc họ cam (Rutaceae).
Củ nâu - 薯莨. Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cúc áo - 天文草. Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cressdon de Para. Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc hoa - 菊花. Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine, [Chrysanthemum morifolium Ramat Chrysanthemum indicum Lour. (non L.)]. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (flos Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: Tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.
Cúc liên chi dại Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage. Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc mốc - 芙蓉菊. Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc tần - 欒樨 (栾樨). Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]