BỒ HÒN - 無患子 (无患子)
Còn gọi là bòn hòn, vô hoạn, thụ, lai patt (dân tộc núi Bà Rá - Biên Hòa), savonniier (Pháp).
Tên khoa học Sapindus mukorossiee Gaertn.
Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Bồ hòn - Sapindus mukorossiee
A. MÔ TẢ CÂY
Cây cao to, có thể đạt tới 20-30m.
Lá kép hình lông chim gồm 4-5 đôi lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn.
Hoa mọc thành chùy ở đầu cành. Đài 5, tràng 5, nhị 8.
Quả gồm ba quả hạch nhưng hai tiêu giảm đi, chỉ còn một hình tròn. Vỏ quả màu vàng nâu nhạt, da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu. Mùa quả: Tháng 10-11.
B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN
Cây được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trông làm cây bóng mát quanh nhà. Trước đây vào những năm người ta còn thu mua xuất khẩu, hằng năm có thể thu tới 20-30 tấn quả chủ yếu tại những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Than Mọi), Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú (Phú Thọ), Hà Giang, Tuyên Quang.
Quả hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xâu thịt quả vào một que tre; hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thịt quả chứa 18% saponizit gọi là sapindus saponozit C41H61O13. Sapindus saponin là một thứ bột vô định hình, màu trắng, có năng suất quay cực αD+13o. Thuỷ phân cho d. arabinoza và một sapogenin có tinh thể, độ chảy 319o, vào loại tritecpen.
Hạt: chứa 9-10% dầu béo.
D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Nhân dân thường dùng bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng tốt nhất trong những công nghiệp giấy và phim ảnh, nhuộm mạ kim loại.
Theo tài liệu cổ: Bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân hạt ăn được và có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng.
Một số vùng ở Việt Nam và Trung Quốc dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước cho súc vật bị bọ, rận, chấy.
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.