Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BẠCH THƯỢC - 白芍

Còn gọi là thược dược.

Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.).

Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaceae).

bạch thược, 白芍, thược dược, Paeonia lactiflora Pall., Paeonia albiflora Pall., họ Mao Lương, Ranunculaceae

Bạch thược - Paeonia lactiflora

Bạch thược (Radix Paeoniae albae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược. Vì vị thuốc sắc trắng, do đó có tên như vậy.

A. MÔ TẢ CÂY

Bạch thược hay thược dược là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông. Lá mọc so le, xẻ sâu thành 3-7 thùy hình trứng dài 8-12cm, rộng 2-4cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng. Mùa hoa ở Trung Quốc vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 6-7.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cho đến nay ta vẫn nhập thược dược từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc có loại  trồng cho củ to hơn, loại mọc hoang cho củ nhỏ hơn. Mọc hoang ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông, trong rừng, dưới những cây bụi hoặc những cây to.

Ta mới bắt đầu đi thực hành công một số cây ở Sa Pa (Lào Cai) năm 1960.

Sau 4 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch. Đào rễ vào các tháng 8-10; cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo, bỏ vỏ ngoài, đồ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo rễ to nhỏ mà quyết định); sau khi đồ sửa lại cho thẳng và sấy hay phơi khô.

Tại Hàng Châu, người ta đào rễ vào tháng 6, cắt bỏ rễ con, đồ lên rồi phơi nhưng sau khi phơi 1-2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn cho tròn rồi tiếp tục phơi. Khi phơi không nên phơi nắng to quá để tránh nứt hay cong queo. Có khi xông diêm sinh cho thêm trắng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong thược dược có tinh bột, tanin, caxi oxalat, một ít tinh dầu, axit benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.

Tỷ lệ axit benzoic, chừng 1,07%.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chất axit benzoic trong thược dược uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết. Do thành phần này, thược dược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh báo cáo nước sắc thược dược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch hầu.

Năm 1947, Từ Trọng Lữ báo cáo bạch thược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ Shiga.

Tác dụng trên sự co bóp của ống tiêu hóa:

    - Năm 1940, Tào Khuê Toản đã dùng nước sắc thược dược thí nghiệm trên mẩu ruột cô lập của thỏ thì thấy với nồng độ thấp có tác dụng ức chế, với nồng độ cao lúc đầu có tác dụng hưng  phấn, sau ức chế.

    - Năm 1953 (Nhật Bản Đông Dương Y học tạp chí) một số tác giả Nhật Bản đã nghiên cứu thấy thược dược có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và mẩu ruột cô lập của thỏ. Các tác giả còn phối hợp vị thược dược với cam thảo theo bài thuốc "thược dược cam thảo thang" tiến hành thí nghiệm trên dạ dày và ruột như trên thì thấy với liều thấp có tác dụng xúc tiến sự co bóp bình thường của dạ dày và ruột nhưng với liều cao thì có tác dụng ức chế. Nếu trước khi dùng đơn thuốc, dùng axêtylcholin hay histamin để gây kích thích trước, thì tác dụng ức chế lại càng rõ rệt.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính vị theo Đông y: Vị đắng, chua hơi hàn; vào 3 kinh Can, Tỳ và Phế. Có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.

Thược dược được dùng làm thuốc giảm đau, thông kinh trong những bệnh đau bụng (do ruột co bóp quá mạnh), nhức đầu, chân tay nhức mỏi; còn dùng chữa phụ nữ bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có thược dược:

    - Thược dược cam thảo thang: Thược dược 8g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml; chia 2 lần uống trong ngày; chữa 2 chân và đầu gối đau nhức không co duỗi được, đau bụng (Bài thuốc của Trương Trọng Cảnh).

    - Quế chi gia linh truật (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh dùng chữa đầu nhức mắt hoa): Quế chi 6g, thược dược 6g, đại táo 6g, sinh khương 6g, phục linh 6g, bạch truật 6g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây me rừng
31/03/2025 10:49 CH

- 餘甘子 (余甘子). Còn gọi là du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử. Tên khoa học Phyllantus emblica Linn. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cúc tần - 欒樨 (栾樨). Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc trừ sâu - 除蟲菊 (除虫菊). Còn gọi là pyrèthre - chrysanthème vermicide et insecticide. Tên khoa học Chrysanthemum cinerariaefolium Vis. (Pyrethrum cinerariaefolium Trev, Pyrethrum cinerariaefolium DC.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng cụm hoa phơi hay sấy khô của cây cúc trừ sâu (Flos Pyrethri cinerariaefoli.). Ngoài cây cúc trừ sâu Pyrethrum cinerariaefolium Trev. người ta còn dùng hoa của nhiều loại cúc khác như Pyrethrum roseum M.B. (vùng Capcazơ), Pyrethrum carneum M.B.
Cửu lý hương - 臭草. Còn gọi là rue tetide, văn hương. Tên khoa học Ruta graveolens L. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đại bi - 艾納香 (艾纳香). Còn gọi là băng phiến, mai hoa băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, ngải nạp hương, ngải phiến, từ bi. Tên khoa học Blumea balsamifera (L.) DC. (Conyza balsamifera L. Baccharis salvia Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Băng phiến, (Bocneola hay Borneo - camphor) có thể do 3 nguồn gốc: (1) Chế từ gỗ cây long não hương (Dryobalanops aromatica Gaertn.) thuộc họ Dầu hoặc họ Song dực quả (Dipterocarpaceae). Cây này chưa thấy ở nước ta; (2) Chế từ cây đại bi hay từ bi hoặc từ bi xanh Blumea balsamifera DC., thuộc họ Cúc (Compositae). Cây này có ở nước ta và sẽ giới thiệu kỹ sau đây; (3) Chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học, không giới thiệu ở đây.
Đài hái - 油瓜. Còn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (Lào), Kigarasu-uri (Nhật). Tên khoa học Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. (Trichosanthes macrocarpa Blume). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Đại hoàng - 大黃. Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceaea). Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng; vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.
Đại phong tử - 大風子. Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlêthom (Cămpuchia). Tên khoa học Hudnocarpus anthelmintica Pierre. Thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Cây đại phong tử cho vị thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử. Tên Hydnocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy Lạp anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột. Phong là tên Đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi - tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
Đại phúc bì Là vỏ ngoài giữa phơi hay sấy khô của quả cau (xem cây cau). Thường các mảnh vỏ này được đập làm 2 mà phơi cho chóng khô.
Dâm bụt - 朱槿. Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì. Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đạm trúc diệp - 淡竹葉 (淡竹叶). Còn gọi là trúc diệp, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ. Tên khoa học Lophatherum gracile Brongn. (Acroelytrum japonicum Steud.). Thuộc họ Lúa (Gramineae). Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.
Đằng hoàng - 藤黄. Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia). Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)]. Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae). Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng. Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Dành dành - 栀子. Còn gọi là sơn chi tử, chi tử. Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. "Chi" là chén đựng rượu, "tử" là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]