Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng của thuốc theo Đông y (Phần 03)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 11/12/2024 11:43 CH

IMG


H. Vận dụng Thuyết Âm Dương trong y dược

1. Phòng bệnh:

    Muốn đề phòng bệnh tật giữ gìn sức khỏe, phải nắm vững quy luật biến hóa của giới tự nhiên và ứng với sự biến hóa đó, cần giữ gìn nhịp điệu thăng bằng giữa con người và ngoại cảnh.

    Mùa Xuân, mùa Hạ thì dưỡng Dương khí, mùa Thu, mùa Đông thì dưỡng Âm khí.

2. Chẩn đoán và điều trị:

    Khi chẩn đoán nhìn thấy (vọng) bệnh nhân mặt đỏ, tươi sáng, mắt sáng ngời, da hồng nhuận, thì phần nhiều bệnh thuộc chứng Dương; nếu sắc mặt nhợt nhạt, sám tối, có khi xanh bầm hoặc vàng đen, mắt lờ đờ, cử động chậm chạp thì thuộc chứng Âm.

    Khi nghe (văn) bệnh nhân nói hay thở, thấy hơi thở, tiếng nói mạnh mẽ thì thuộc bệnh Dương, hơi thở, tiếng nói nhỏ yếu thì thuộc bệnh Âm.

    Khi hỏi (vấn) bệnh nhân, thấy bệnh nhân nóng sốt, khát muốn uống nước luôn, đại tiện bí táo, phải nghĩ đến bệnh Dương; trái lại nếu bệnh nhân sợ rét lạnh, đại tiện lỏng, chân tay mát, phải nghĩ đến bệnh thuộc Âm.

    Khi bắt mạch (thiết), nếu mạch phù nổi, đại (to), hoạt (nhanh) đó là mạch Đương; trái lại nếu mạch trầm (sâu) vi (nhỏ), trì (chậm) đó là mạch Âm.

    Khi chữa bệnh thì bệnh Dương phải chữa ở Âm; bệnh Âm phải chữa ở Dương, để điều hòa cho đến lúc thăng bằng thì thôi.

    Nhưng cũng có khi bệnh như Nhiệt mà cho uống thuốc Hàn vào thấy nóng tăng lên, thì phải thấy loại nóng này là do Âm hư, phải chữa bằng cách bổ Âm; nếu bệnh nhân như Hàn mà chữa thuốc nóng vào thấy rét thêm, loại rét này phải nghĩ đến do Dương hư, nên chữa bằng thuốc trợ Dương.

    Trong phép điều trị bằng châm cứu cũng như vậy, bệnh ở Âm phải chữa Dương, bệnh ở Dương phải chữa Âm.

    Trong cơ thể người ta chia làm Lục phủ, Ngũ tạng thì Lục phủ  Đởm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu thuộc Dương; Ngũ tạng  Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc Âm.

    Về Khí Huyết thì Khí thuộc Dương, Huyết thuộc Âm.

    Nói về Vinh Vệ thì Vệ thuộc Dương, Vinh thuộc Âm.

3. Dùng thuốc:

    Thuốc Đông y đại khái chia thành 4 Khí 5 Vị và Thăng Giáng Phù Trầm.

    4 khí là: Lạnh và Mát thuộc Âm; Ấm và Nóng thuộc Dương.

    5 vị là: Cay và Ngọt phát tán Dương; Chua và Đắng làm cho đi ngoài, nôn mửa là Âm; Mặn là Âm; Nhạt làm cho tiêu thấp, lợi tiểu là Dương.

    Trong Khí Vị lại chia ra Hậu (đậm đà, nồng nặc), Bạc là nhạt nhẽo, Nhẹ nhàng thì Hậu thuộc Âm, nhưng Khí hậu lại thuộc Dương, vị Bạc thuộc Dương ở trong Âm và khí Bạc lại thuộc Âm ở trong Dương.

    Nói về Thăng Giáng Phù Trầm thì: Thăng và Phù (đi lên, nổi) thuộc Dương; Trầm và Giáng (chìm và đi xuống) thuộc Âm.

    Hiểu được quy luật này thì sẽ hiểu lý luận dùng thuốc của Đông y.

I. Thuyết Ngũ hành

Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong Thuyết Âm Dương, nhưng bổ sung và làm cho Thuyết Âm Dương hoàn bị hơn.

Ngũ hành  Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất đó phối hợp với nhau mà tạo nên.

Theo tính chất thì:

    Thủy là lỏng, là nước đi xuống, thấm xuống.

    Hỏa là lửa thì bùng cháy, bốc lên.

    Mộc là cây, là gỗ thì mọc lên cong hay thẳng.

    Kim là kim loại, thuận chiều theo hay đổi thay.

    Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của Thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ lẫn nhau gọi là Tương sinh và chống lại nhau gọi là Tương khắc.

Trên cơ sở Sinh  Khắc lại thêm hiện tượng Chế hóa  Tương thừa tương vũ.

Tương sinh, Tương khắc, Chế hóa, Tương thừa tương vũ biểu thị mọi sự vật biến hóa phức tạp của sự vật.

IMG


Luật Tương sinh:

    Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành đó quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

    Theo luật Tương sinh thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại sinh Mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi, thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng.

    Trong luật Tương sinh của Ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện cái Sinh ra nó và cái Nó sinh ra tức là quan hệ Mẫu Tử. Ví dụ Kim sinh Thủy thì Kim là Mẹ của Thủy, Thủy lại sinh ra Mộc vậy Mộc là Con của thủy.

Trong quan hệ Tương sinh lại có quan hệ Tương khắc để biểu hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.

Luật Tương khắc:

    Tương khắc có nghĩa là Ức chế và Thắng nhau.

    Trong quy luật Tương khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc  Mộc lại khắc Thổ, và cứ như vậy tiếp diễn mãi.

    Trong tình trạng bình thường, sự Tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu Tương khắc thái quá thì lại làm cho sự biến hóa trở ngại khác thường.

    Trong Tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ giữa Cái thắng nó  Cái nó thắng. Ví dụ hành Mộc thì nó khắc Thổ, nhưng nó lại bị Kim khắc nó.

Hiện tượng Tương khắc không tồn tại đơn độc; trong Tương khắc đã có ngụ ý Tương sinh, do đó vạn vật đều tồn tại và phát triển.

Luật Chế hóa:

    Chế hóa là chế ức là sinh hóa phối hợp với nhau. Trong Chế hóa bao gồm cả hiện tượng Tương sinh  Tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.

    Lẽ tạo hóa không thể không có Sinh mà cũng không thể không có Khắc. Không có Sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có Khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có Sinh trong Khắc, có Khắc trong Sinh mới có vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

    Quy luật Chế hóa Ngũ hành là:

    Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc.

    Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa.

    Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ.

    Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa khắc Kim.

    Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ khắc Thủy.

Luật Chế hóa là một khâu trọng yếu trong Thuyết Ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng Sinh Khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra những sự biến hóa khác thường. Coi bảng dưới chúng ta sẽ thấy mỗi hành đều có mối liên hệ 4 mặt giữa Cái sinh ra nó, Cái nó sinh ra, Cái khắc nó  Cái bị nó khắc.

Ví dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim, Kim lại khắc Mộc. Vậy như nếu Mộc khắc Thổ một cách quá đáng, thì Con của Thổ là Kim tất nhiên nổi dậy khắc Mộc kiểu như báo thù cho Mẹ. Nghĩa là bản thân Cái bị khắc có đủ nhân tố chống lại Cái khắc nó. Cho nên Mộc khắc Thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và Sinh đều cần thiết cho sự gìn giữ thế cân bằng trong thiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ Chế hóa, chúng ta thấy Mộc sinh Hỏa; nếu chỉ nhìn hành Mộc không thôi, thì như Mộc gánh trọng trách gây dựng cho Con là Hỏa, nhưng nhờ có Hỏa mạnh hạn chế bớt được sức của Kim là một hành khắc Mộc; như vậy Mộc sinh Con là Hỏa, nhưng nhờ có Con là Hỏa mạnh mà hạn chế được Kim làm hại Mộc, do đó Mộc giữ cương vị.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tràm và tinh dầu tràm
15/04/2025 11:58 CH

- 白千層 (白千层). Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, - smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp). Tên khoa học Melaleuca leucadendron L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cành non mang lá tươi hay phơi khô; (2) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Mộc hoa trắng - 止瀉木 (止泻木). Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông. Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.
Mộc hương - 木香. Trên thị trường có nhiều loại mộc hương, nhưng sau đây là 2 vị chính: (1) Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurealappa lappa Clarke) thuộc họ Cúc (Compositae). (2) Thổ mộc hương còn gọi là hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương (Inula helenium L.) cũng thuộc họ Cúc (Composiae). Ngoài ra còn một số cây khác cũng cho vị mộc hương cùng thuộc họ Cúc như vị xuyên mộc hương mà có tác giả xác định là Inula racemosa Hook. f., nhưng có tác giả lại xác định là Jurinea aff. souliel Franch.
Móc mèo núi - 大托葉雲實 (大托叶云实). Còn gọi là vuốt hùm, bonduc, cni- quier, pois - quenique, yeux de chat. Tên khoa học Caealpinia bon du-cella Flem. Thuộc họ Vang (Caesalpinceae).
Mộc nhĩ - 木耳. Còn gọi là nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
Mộc qua - 木瓜. Tên khoa học Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Mộc qua (Fructus Chaenomelis lagenariae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây mộc qua (Chaenomeles lagenaria).
Mộc tặc - 木贼. Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút. Tên khoa học Equisetum arvense L. Thuộc họ Mộc tặc (Equisetaceae). Mộc tặc (Herba Equiseti arvensis) là toàn cây mộc tặc phơi khô. Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc ("mộc" là gỗ, "tặc" là giặc, giặc đối với gỗ).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]