Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại (Tây y) (Phần01)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 12/12/2024 01:27 SA

IMG


Khi xét tác dụng của một vị thuốc, khoa học hiện đại căn cứ chủ yếu vào thành phần hóa học của vị thuốc, nghĩa là tìm xem trong vị thuốc có những chất gì, tác dụng của những chất đó trên cơ thể súc vật và con người ra sao.

Hiện nay, người ta biết rằng trong các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc, gọi là hoạt chất và những chất chung chung nhiều cây và vị thuốc khác cũng có, ta gọi những chất đó là những chất độn. Những chất độn không đóng vai trò gì trong việc chữa bệnh; tuy nhiên có một số chất độn chỉ gặp ở một số vị thuốc nhất định, người ta có thể dựa vào việc tìm chất độn đó để kết luận có phải là vị thuốc đó hay không.

Các chất có trong vị thuốc (còn gọi là thành phần hóa học) có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm những chất vô cơ  nhóm những chất hữu cơ.

Cả hai nhóm đều hay gặp trong các vị thuốc động vật hay thực vật. Những thuốc nguồn gốc khoáng vật (lô cam thạch, chu sa, hoạt thạch, .v.v.) chủ yếu chỉ chứa các chất thuộc nhóm vô cơ.

Những chất vô cơ tương đối ít và tác dụng tương đối ít phức tạp; trái lại các chất hữu cơ rất nhiều loại, mà tác dụng cũng rất phức tạp. Chúng ta cũng lại biết rằng khoa học hiện nay chưa phân tích được hết các chất có trong cây hay động vật, do đó nhiều khi cũng chưa giải thích được hết tác dụng của mọi thứ thuốc ông cha ta vẫn dùng.

Việc nghiên cứu và xét tác dụng chữa bệnh của một vị thuốc không dễ dàng, vì trong một vị thuốc nhiều khi chứa nhiều hoạt chất có khi có tác dụng phối hợp, nhưng nhiều khi lại có tác dụng ngược hẳn nhau. Trong Đông y lại thường dùng nhiều vị thuốc phối hợp với nhau cho nên không phải một chất tác dụng mà là nhiều chất ở nhiều vị thuốc ảnh hưởng và tác dụng lẫn nhau làm cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị lại càng khó.

Việc nghiên cứu tác dụng của thuốc trên súc vật thí nghiệm hiện nay (tác dụng dược lý) mặc dầu có rất nhiều tiến bộ, nhưng cũng chưa được hoàn bị. Khi kết quả nghiên cứu dược lý phù hợp với những kinh nghiệm nhân dân, ta có thể yên tâm sử dụng những thuốc đó. Nhưng khi thí nghiệm một vị thuốc không thấy kết quả, ta chưa có thể kết luận thuốc đó không có tác dụng trên lâm sàng, vì cơ thể con thỏ, con chó, con chuột nhiều khi không hoàn toàn giống cơ thể con người. Ngay khi người ta tạo ra bệnh trên súc vật để thí nghiệm bệnh đó cũng không phải là một bệnh diễn ra đúng như trong con người.

Cho nên chúng ta cần thấy giá trị của những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cần được xác nhận trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta thì có từ nghìn năm về trước, đã có những kết quả thực tiễn. Ta phải tìm mọi cách để phát hiện ra cơ sở khoa học hiện đại của những kinh nghiệm đó.

Như vậy ta thấy trình bày cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại không đơn giản được mà đòi hỏi có những tập sách riêng. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn trình bày sơ lược một số kiến thức chung cần thiết để hiểu một số vấn đề trình bày trong tập sách này. Muốn hiểu sâu hơn nữa cần phải có những kiến thức cơ sở về hóa học và dược lý như đã trình bày trong lời nói đầu.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gai tầm xoọng
17/04/2025 08:16 CH

- 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thổ phục linh - 土茯苓. Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.
Thóc lép - 大葉山螞蝗 (大叶山蚂蝗). Còn có tên là cỏ cháy, bài ngài. Tên khoa học Desmodium gangeticum DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Thồm lồm - 火炭母. Còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang). Tên khoa học Polygonum sinense L..Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta dùng toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô.
Thòng bong - 曲軸海金沙 (曲轴海金沙). Còn gọi là bòng bong, dương vong, thạch vĩ dây. Tên khoa học Lygodium flexuosum Sw. Thuộc họ Thòng bong (Schizaeaceae). Ta dùng toàn cây thòng bong phơi hay sấy khô - Herba Lygodi.
Thốt nốt - 糖棕. Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier. Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae).
Thuốc bỏng - 落地生根. Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophylum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên "thuốc bỏng" vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]