Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại (Tây y) (Phần01)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 12/12/2024 01:27 SA

IMG


Khi xét tác dụng của một vị thuốc, khoa học hiện đại căn cứ chủ yếu vào thành phần hóa học của vị thuốc, nghĩa là tìm xem trong vị thuốc có những chất gì, tác dụng của những chất đó trên cơ thể súc vật và con người ra sao.

Hiện nay, người ta biết rằng trong các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc, gọi là hoạt chất và những chất chung chung nhiều cây và vị thuốc khác cũng có, ta gọi những chất đó là những chất độn. Những chất độn không đóng vai trò gì trong việc chữa bệnh; tuy nhiên có một số chất độn chỉ gặp ở một số vị thuốc nhất định, người ta có thể dựa vào việc tìm chất độn đó để kết luận có phải là vị thuốc đó hay không.

Các chất có trong vị thuốc (còn gọi là thành phần hóa học) có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm những chất vô cơ  nhóm những chất hữu cơ.

Cả hai nhóm đều hay gặp trong các vị thuốc động vật hay thực vật. Những thuốc nguồn gốc khoáng vật (lô cam thạch, chu sa, hoạt thạch, .v.v.) chủ yếu chỉ chứa các chất thuộc nhóm vô cơ.

Những chất vô cơ tương đối ít và tác dụng tương đối ít phức tạp; trái lại các chất hữu cơ rất nhiều loại, mà tác dụng cũng rất phức tạp. Chúng ta cũng lại biết rằng khoa học hiện nay chưa phân tích được hết các chất có trong cây hay động vật, do đó nhiều khi cũng chưa giải thích được hết tác dụng của mọi thứ thuốc ông cha ta vẫn dùng.

Việc nghiên cứu và xét tác dụng chữa bệnh của một vị thuốc không dễ dàng, vì trong một vị thuốc nhiều khi chứa nhiều hoạt chất có khi có tác dụng phối hợp, nhưng nhiều khi lại có tác dụng ngược hẳn nhau. Trong Đông y lại thường dùng nhiều vị thuốc phối hợp với nhau cho nên không phải một chất tác dụng mà là nhiều chất ở nhiều vị thuốc ảnh hưởng và tác dụng lẫn nhau làm cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị lại càng khó.

Việc nghiên cứu tác dụng của thuốc trên súc vật thí nghiệm hiện nay (tác dụng dược lý) mặc dầu có rất nhiều tiến bộ, nhưng cũng chưa được hoàn bị. Khi kết quả nghiên cứu dược lý phù hợp với những kinh nghiệm nhân dân, ta có thể yên tâm sử dụng những thuốc đó. Nhưng khi thí nghiệm một vị thuốc không thấy kết quả, ta chưa có thể kết luận thuốc đó không có tác dụng trên lâm sàng, vì cơ thể con thỏ, con chó, con chuột nhiều khi không hoàn toàn giống cơ thể con người. Ngay khi người ta tạo ra bệnh trên súc vật để thí nghiệm bệnh đó cũng không phải là một bệnh diễn ra đúng như trong con người.

Cho nên chúng ta cần thấy giá trị của những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cần được xác nhận trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta thì có từ nghìn năm về trước, đã có những kết quả thực tiễn. Ta phải tìm mọi cách để phát hiện ra cơ sở khoa học hiện đại của những kinh nghiệm đó.

Như vậy ta thấy trình bày cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại không đơn giản được mà đòi hỏi có những tập sách riêng. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn trình bày sơ lược một số kiến thức chung cần thiết để hiểu một số vấn đề trình bày trong tập sách này. Muốn hiểu sâu hơn nữa cần phải có những kiến thức cơ sở về hóa học và dược lý như đã trình bày trong lời nói đầu.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây dâu
10/04/2025 08:58 CH

- 桑. Còn gọi là mạy môn (Thổ), dâu cang (Mèo), tầm tang. Tên khoa học Morus alba L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Dầu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Lá dâu = tang diệp - Folium Mori; (2) Vỏ rễ cây dâu = tang bạch bì - Cortex Mori radicis; (3) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hương lâu - 香根草. Còn gọi là cỏ hương bài, hương lau. Tên khoa học Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash.- Andropogon squarrosus Hack. Thuộc họ Lúa (Gramineae hay Poaceae).
Hương nhu - 香薷. Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ở Việt Nam có 2 loại cây hương nhu: (1) Hương nhu tía (Herba Ocimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu (Ocimum sanctum L.); (2) Hương nhu trắng (Herba Ocimi Gratissimi) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.). Tại Trung Quốc, tên hương nhu lại dùng để chỉ: (3) Hương nhu Trung Quốc (Herba Elsholtziae) là toàn cây trừ rễ phơi hay sấy khô của một loài kinh giới Elsholtzia patrini Garcke hay của một loài gần giống Elsholtzia haichowensis. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm.
Hương phụ - 香附. Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus Linné. Thuộc họ Cói (Cyperaccae). Vị hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Huyết giác - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết kiệt - 山石榴. Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
Hy thiêm - 豨簽 (豨莶). Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa. Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta. Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]