Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại (Tây y) (Phần01)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 12/12/2024 01:27 SA

IMG


Khi xét tác dụng của một vị thuốc, khoa học hiện đại căn cứ chủ yếu vào thành phần hóa học của vị thuốc, nghĩa là tìm xem trong vị thuốc có những chất gì, tác dụng của những chất đó trên cơ thể súc vật và con người ra sao.

Hiện nay, người ta biết rằng trong các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc, gọi là hoạt chất và những chất chung chung nhiều cây và vị thuốc khác cũng có, ta gọi những chất đó là những chất độn. Những chất độn không đóng vai trò gì trong việc chữa bệnh; tuy nhiên có một số chất độn chỉ gặp ở một số vị thuốc nhất định, người ta có thể dựa vào việc tìm chất độn đó để kết luận có phải là vị thuốc đó hay không.

Các chất có trong vị thuốc (còn gọi là thành phần hóa học) có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm những chất vô cơ  nhóm những chất hữu cơ.

Cả hai nhóm đều hay gặp trong các vị thuốc động vật hay thực vật. Những thuốc nguồn gốc khoáng vật (lô cam thạch, chu sa, hoạt thạch, .v.v.) chủ yếu chỉ chứa các chất thuộc nhóm vô cơ.

Những chất vô cơ tương đối ít và tác dụng tương đối ít phức tạp; trái lại các chất hữu cơ rất nhiều loại, mà tác dụng cũng rất phức tạp. Chúng ta cũng lại biết rằng khoa học hiện nay chưa phân tích được hết các chất có trong cây hay động vật, do đó nhiều khi cũng chưa giải thích được hết tác dụng của mọi thứ thuốc ông cha ta vẫn dùng.

Việc nghiên cứu và xét tác dụng chữa bệnh của một vị thuốc không dễ dàng, vì trong một vị thuốc nhiều khi chứa nhiều hoạt chất có khi có tác dụng phối hợp, nhưng nhiều khi lại có tác dụng ngược hẳn nhau. Trong Đông y lại thường dùng nhiều vị thuốc phối hợp với nhau cho nên không phải một chất tác dụng mà là nhiều chất ở nhiều vị thuốc ảnh hưởng và tác dụng lẫn nhau làm cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị lại càng khó.

Việc nghiên cứu tác dụng của thuốc trên súc vật thí nghiệm hiện nay (tác dụng dược lý) mặc dầu có rất nhiều tiến bộ, nhưng cũng chưa được hoàn bị. Khi kết quả nghiên cứu dược lý phù hợp với những kinh nghiệm nhân dân, ta có thể yên tâm sử dụng những thuốc đó. Nhưng khi thí nghiệm một vị thuốc không thấy kết quả, ta chưa có thể kết luận thuốc đó không có tác dụng trên lâm sàng, vì cơ thể con thỏ, con chó, con chuột nhiều khi không hoàn toàn giống cơ thể con người. Ngay khi người ta tạo ra bệnh trên súc vật để thí nghiệm bệnh đó cũng không phải là một bệnh diễn ra đúng như trong con người.

Cho nên chúng ta cần thấy giá trị của những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cần được xác nhận trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta thì có từ nghìn năm về trước, đã có những kết quả thực tiễn. Ta phải tìm mọi cách để phát hiện ra cơ sở khoa học hiện đại của những kinh nghiệm đó.

Như vậy ta thấy trình bày cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại không đơn giản được mà đòi hỏi có những tập sách riêng. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn trình bày sơ lược một số kiến thức chung cần thiết để hiểu một số vấn đề trình bày trong tập sách này. Muốn hiểu sâu hơn nữa cần phải có những kiến thức cơ sở về hóa học và dược lý như đã trình bày trong lời nói đầu.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Phật thủ
17/04/2025 08:10 CH

- 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây lim - 格木. Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc. Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mã tiên thảo - 馬鞭草 (马鞭草). Còn có tên là cỏ roi ngựa. Tên khoa học Verbena officinalis L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô. Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy. Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mắm - 海欖雌 (海榄雌). Còn gọi là mắm đen, mắm trắng. paletuvier, manglier (Pháp). Tên khoa học Aviccennia marina Vierh var. alba Bakhuiz (mắm trắng), Avicennia marina Vierh var. rumphiana Bakhuiz. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbernaceae).
Cây mào gà đỏ - 雞冠花 (鸡冠花). Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Tên khoa học Celosia cristata L. (Celosia argentea var. cristata (L.) O. Kuntze. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
Cây mào gà trắng - 青葙. Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.). Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]