Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại (Tây y) (Phần 02)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 12/12/2024 01:28 SA

IMG


A. Nhóm những chất vô cơ

    Trong nhóm này, ta có thể kể các gốc axit như axit sunfuric (trong mang tiêu, phác tiêu, đảm phàn, minh phàn); axit clohyđric (trong muối ăn, thuốc chế với muối ăn); axit photphoric (những thuốc chế từ xương, thuốc nguồn gốc động vật); axit silixic (hoạt thạch), .v.v.

    Cạnh những gốc axit ta còn có những kim loại và á kim thường gặp trong các vị thuốc, như canxi (trong thạch cao, ô tặc cốt, mẫu lệ); sắt (trong hắc phàn); đồng (trong đảm phàn); thủy ngân, selen (trong chu sa, thần sa); magiê (trong hoạt thạch); kali (trong râu ngô, mã đề); iôt (trong hải tảo, côn bố, ké đầu ngựa).

    Nói chung những chất này thường nằm trong thành phần tro giới thiệu trong vị thuốc.

    Những chất trong nhóm vô cơ có thể tác dụng về hai phương diện:

    1. Tác dụng toàn thân nhằm xúc tiến hiện tượng chuyển hóa cơ bản và một số cơ năng nào đó của cơ thể như canxi, sắt, iôt, asen cần thiết để bổ máu, làm cho cơ thể khỏe mạnh, .v.v.

    2. Tác dụng cục bộ như những vị ô tặc cốt, mẫu lệ, lộc giác sương do thành phần canxi rất cao nên có tác dụng chữa dạ dày đau do thừa nước chua, giúp cho máu chóng đông, phèn chua (minh phàn), đảm phàn (đồng sunfat) có tác dụng sát trùng, thu liễm, .v.v. kali làm thông tiểu, .v.v.

    Gần đây người ta đã xác định vai trò của một số chất vô cơ như germani trong nhân sâm, selen có trong hầu hết các cây với hàm lượng dưới 1mg selen trong 1kg cây khô, rất ít cây chứa tới 10mg selen trong 1kg cây khô. Có 3 cây có hàm lượng selen trên 1g/1kg cây khô (mẫu cao nhất tới 15g) được thế giới nói đến là Astragalus racemosus (một loại hoàng kỳ Mũ, Iran), Neptunia amplexicaulis (châu Úc) và Morinda reticulata (Úc).

    Ở đây chúng tôi giới thiệu một số kiến thức về selen và những vị thuốc chứa selen trong điều trị.

    Từ năm 1930, khi công nghiệp selen phát triển, người ta rất sợ độc tính của selen. Nhưng từ năm 1968, sau hội nghị quốc tế về tác dụng của selen, người ta đã phát hiện nhiều tác dụng tích cực của selen, không những selen là một nguyên tố cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

    Về sinh hóa học selen được coi như nhóm hoạt động của nhiều men. Selen có tác dụng bảo vệ tế bào, bảo vệ cấu tử của màng tế bào chống lại hiện tượng ôxy hóa, ngăn cản sự tạo thành lipopeoxyt nên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa; selen tham gia sự vận chuyển ion qua màng tế bào, tham gia điều khiển sự tổng hợp collagen, tổng hợp protein của hồng cầu và của gan, tổng hợp AND và ARN; điều khiển sự tổng hợp các globulin miễn dịch và ubiquinon là một gốc tự do cần thiết có tác dụng đệm ôxy hóa khử trong tết bào, do đó có tác dụng trong hô hấp tế bào.

    Trong dinh dưỡng, thiếu selen cơ thể không thể tổng hợp được vitamin C, sau đó teo cơ, hệ tim mạch bị tổn hại, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm sút. Đó là lý do nạn chết yểu cao ở trẻ em miền Nam nước Mỹ (Andrews 1968, hội đồng nghiên cứu Washington 1971, Mahan 1973). Thiếu selen còn sinh bệnh đục thủy tinh thể (Frost 1972) và đục thủy tinh thể truyền qua nhiều thế hệ (Sprinker, New Berne, Brown, Brurk 1971, 1972). Thiếu selen tế bào gan mất khả năng hô hấp (Schwarz 1973).

    Đối với nhu cầu hàng ngày của cơ thể về selen các nhà nghiên cứu hiện chưa nhất trí: Ermacốv (1974) cho là 0,4mg, Frost lại cho rằng cần tới 1-2mg. Nếu theo Frost thì hiện nay nói chung khẩu phần của nhân dân thế giới là thiếu selen; như ở Mỹ khẩu phần trung bình là 0,4mg, ở Nhật 0,7mg (Schwarz 1975).

    Về chữa bệnh người ta dùng selen chữa cho súc vật từ năm 1960. Có những nước đã đạt những thành tựu rất lớn, đặc biệt ở New Zealand. Việc dùng selen chữa bệnh cho người được bắt đầu từ năm 1973 ở Mêhicô, sau đó vài năm ở Mỹ, Tân Tây Lan. Điều đáng chú ý là trong Y học cổ truyền Việt Nam ông cha ta từ lâu đời đã biết sử dụng những vị thuốc chứa selen như thần sa, chu sa, hoàng kỳ, xấu hổ, mặt quỷ, nhàu, .v.v.

    Năm 1973, Hội dược học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu độc tính của selen trên khỉ Rhesus thấy với liều 0,2mg/kg trong 58 tuần lễ không có triệu chứng độc, năm 1974 thử độc tính trên một số người tình nguyện trong 18 tuần liền với liều lượng thấp hơn 5 lần đối với khỉ Rhesus cũng không có triệu chứng độc.

    Cùng năm 1973, ở Mêhicô người ta dùng selen lần đầu tiên để chữa 50 trường hợp bệnh nhân huyết áp cao thu được kết quả mỹ mãn (Ramirez - Ann. rev. Pharmacolo. 1975, 15).

    Hiện nay một số chỉ định chính của selen trong chữa bệnh là:

    Xơ mỡ động mạch, chủ yếu động mạch vành: Năm 1973 đây là một đề tài được ghi trong chương trình nghiên cứu quốc tế của tổ chức y tế thế giới (OMS).

    Thấp khớp: Có tác giả cho rằng tác dụng rõ rệt của selen trong thấp khớp là do selen ổn định màng lysosome của tế bào (Frost, 1972), có tác giả cho rằng selen làm tăng nhóm -SH do phá dây nối disunfua.

    Chống độc: Rất nhiều tài liệu công bố về tác dụng giải độc của selen đối với ngộ độc asen, thủy ngân, catmi, đồng, bạc, .v.v. Frost cho rằng trong những trường hợp trên, selen còn tốt hơn BAL và penixilamin (1975).

    Kích thích miễn dịch: Gauther và cộng sự thấy các vacxin được tăng hiệu lực khi dùng kèm với selen. Spalholz thấy selen làm xuất hiện một lượng lớn kháng thể khi mẫn cảm cho thỏ với hồng cầu cừu (1973). Nhóm nghiên cứu Trường tổng hợp Colorado chứng minh vai trò của selen đối với hiện tượng thực khuẩn và đối với phản ứng miễn dịch tế bào (1972).

    Ung thư: Các nhà khoa học Liên Xô và Mỹ đều thống nhất kết luận cho rằng trong khẩu phần thiếu selen thì tỷ lệ ung thư sẽ rất cao (Schrauzer, 1974).

    Có những thí nghiệm chữa ung thư vú ở chuột bằng selen, và những thí nghiệm chặn được ung thư do 3-metycholantren. Năm 1974 ở Pháp đã chế một hợp chất của selen từ gan cá nhám có công hiệu cao đối với ung thư.

    Nha chu viêm: Các hợp chất selen có tác dụng rõ rệt đối với nha chu viêm.

    Nhãn khoa: Selen làm sáng mắt do làm tăng dòng điện từ võng mạc lên não (Apdulaev, 1974).

    Kẽm: Trước đây người ta chỉ dùng kẽm để chữa đau mắt, những vết lở, loét, nhưng gần đây người ta phát hiện thấy kẽm có tác dụng giúp sự phát triển cơ thể trẻ em.

    Nghiên cứu so sánh hai nhóm trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa có pha kẽm trong 12 tháng thì thấy nhóm được ăn nhiều kẽm hơn phát triển nhanh hơn và trong số đó các em trai thấy tác dụng tốt của kẽm nhiều hơn là các em gái.

    Phải chăng vì chứa nhiều kẽm mà thịt cóc có tác dụng chữa suy dinh dưỡng của trẻ em theo kinh nghiệm cổ truyền của ông cha ta? Trước đây ta thường nghĩ chỉ có axit amin.

    Qua thí nghiệm trên bản thân, một tác giả Hy Lạp còn thấy dùng thêm thuốc kẽm, tóc của mình mọc khỏe hơn và bóng hơn, đỡ bạc, đỡ rụng, da đỡ nhờn, và gầu trên đầu biết hết.

    Một số người còn thấy khi dùng thuốc có kẽm thì bệnh trứng cá giảm dần rõ rệt.

    Dùng kẽm sunfat qua đường uống một tác giả còn nhận thấy các vết thương dai dẳng, các vết loét phình tĩnh mạch sẽ chóng thành sẹo.

    Một kiểu lùn đặc biệt ở Iran và Ai Cập liên quan đến sự thiếu kẽm do thức ăn thiếu đạm. Một số men nhất là các men tham gia tổng hợp chất đạm hoạt động phụ thuộc vào sự có mặt của kẽm. Thiếu kẽm, sự phát triển và sinh trưởng của cây và động vật cũng như của người bị ảnh hưởng. Nhiều thanh niên lùn ở Iran và Ai Cập đã chữa khỏi bệnh lùn một các kỳ lạ nhờ uống mỗi ngày 27mg kẽm.

    Người ta tính rằng nhu cầu con người mỗi ngày từ 15-20mg kẽm.

    Nói chung kẽm là một nguyên tố tương đối phổ biến cho nên thường ít xảy ra hiện tượng thiếu kẽm, nhưng cũng có những trường hợp thiếu kẽm trong thức ăn đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

    Silicium - là một chất vô cơ rất phổ biến trên trái đất, chỉ đứng sau cacbon. Đã từ lâu người ta không chú ý đến vai trò chữa bệnh của nó, nhưng gần đây, trước những kết quả thực nghiệm, người ta đã tự hỏi về vai trò thực tế của silicium đối với bệnh tật.

    Trước hết người ta phát hiện silicium là một thành phần quan trọng trong tổ chức tissu conjonctif bao gồm sụn, gân (articulation, cartilage) của thành phần các thành mạch máu đỏ. Silicium giúp cho các mạch máu bền và dễ co dãn hơn. Đặc biệt người ta chú ý đến vai trò của silicium trong bệnh phong tê thấp (arthrose), và trong những bệnh về mạch máu (artherosclerose).

    Trong phong tê thấp, silicium giúp xương giữ lại chất canxi cải thiện mạng chất keo, giúp các tổ chức mềm dẻo. Trong những trường hợp mất chất vô cơ ở xương, thì silicium mất trước canxi. Silicium giúp các tổ chức dễ co dãn. Khi lượng silicium giảm, thì lượng canxi tăng trong các tổ chức conjonctif, và sự co dãn của những tổ chức này bị giảm.

    Ngoài ra người ta thấy silicium làm mau lành các nơi xương gãy, có lẽ do vai trò giữ lại được canxi. Vai trò của silicium trong các bệnh thành mạch (atherosclérose) được mọi người chú ý cách đây khoảng 25 năm, dân Phần Lan ở phía đông chết do đau thắt cơ tim (angine de poitrine-infarctus) do dùng nước chứa rất ít silicium, gấp đôi số dân Phần Lan (tại đây lượng silicium trong nước bình thường), chết về bệnh ấy.

    Từ những nhận xét ấy, người ta nghĩ tới vai trò của silicium để đề phòng những bệnh về mạch máu vì silicium giữ thành mạch dễ co dãn, sự co dãn rất cần thiết để đối phó với sự thay đổi huyết áp. Silicium có trong nước, rau, quả (vỏ quả), đặt biệt nhiều trong vị thuốc thiên trúc hoàng.



Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gai tầm xoọng
17/04/2025 08:16 CH

- 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cẩm xà lặc Còn gọi là mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ (Trung Quốc). Tên khoa học Canthium parvifolium Roxb. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cẩm xà lặc là tên vỏ cây này được xuất bán cho Trung Quốc. Tên này phổ biến ở tỉnh Quảng Bình là nơi được khai thác thu mua để xuất. Tại những nơi khác tên mỏ quạ, mỏ ó phổ biến hơn. Cũng có nơi gọi là cây găng. Tên mỏ quạ còn dùng để chỉ một cây khác (xem vị này) cần chú ý tránh nhầm.
Canh châu - 雀梅藤. Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng. Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.). Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.
Canh ki na - 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.
Cánh kiến đỏ - 紫梗. Còn gọi là tử giao, tử ngạnh, xích giao, hoa một dược, dương cán tất, tử trùng giao, tử thảo nhung. Tên khoa học Lacca-Stick-lac. Cánh kiến đỏ (Lacca) là chất nhựa màu đỏ do một loài rệp son cánh kiến đỏ - Laccifer lacca Kerr. - thuộc họ Sâu cánh kiến lacciferidae hút nhựa cây chủ bài tiết ra. Tên con rệp son, có tác giả xác định là Tachardia lacca R. Bld. (Tachard là một nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Pondichery Ấn Độ và báo cáo ở Viện hàn lâm Pháp năm 1710), cũng có tác giả xác định là Carteria lacca Sign. (do Carter đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Bombay, Ấn Độ năm 1860-1861). Hiện nay tên Laccifer lacca Kerr. thông dụng hơn cả. Tuy nhiên có thể những chủng đó có chỗ khác nhau, ta chưa phát hiện được.
Cánh kiến trắng - 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa. An tức hương (Benzoinum - Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.
Canhkina - 金雞納 (金鸡纳). Tên khoa học Cinchona sp. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau: (1) Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon; (2) Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkin đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens; (3) Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]