Giới thiệu sách

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Bào chế thuốc theo Đông y (Phần 01)

Nguồn tin:  Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Cập nhật: 12/12/2024 01:23 SA

IMG


Mục đích của phương pháp bào chế theo Đông y cũng giống như mọi phương pháp bào chế khác là:

    1. Làm cho vị thuốc tốt hơn lên bằng cách bỏ những bộ phận vô ích rơm rác, vỏ, hạt, .v.v. không có tác dụng.

    2. Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại bệnh nhất định.

    Ví dụ rang thảo quyết minh khi không muốn dùng tác dụng tẩy của nó; hay sao toan táo nhân để khi dùng có quá liều vẫn gây ngủ được, không là bệnh nhân bồn chồn, bứt rứt; hoặc loại bỏ hạt kinh anh có độc.

    3. Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn.

    Ví dụ đối với những loại thuốc có tinh bột hay có chất men lâu ngày làm giảm tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thì đem đồ lên trước khi phơi để diệt men hay để làm chín một phần tinh bột.

Nói chung, phương pháp bào chế theo Đông y cũng giống như bào chế Tây y nhưng có một số danh từ và cách làm hơi khác. Tuy nhiên do không được đào tạo tại một trường nào cho nên hiện nay bên cạnh cái đúng, hợp lý có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không cần thiết. Ở đây chúng tôi chỉ chú ý giới thiệu một số danh từ đặc biệt tương đối thống nhất của phương pháp bào chế đó.

Ta có thể phân phương pháp bào chế Đông y theo 3 loại: Dùng lửa; dùng nước; và phối hợp cả nước và lửa.

1. Phương pháp bào chế chỉ dùng lửa:

    Chủ yếu gồm các phương pháp sau đây:

    a) Nung (đoàn): Cho các vị thuốc trực tiếp vào lửa hồng hoặc cho vào một chảo đất hay chảo gang để mà nung.

    Phép này thường dùng đối với các vị thuốc khoáng vật như lô cam thạch, hay các vị thuốc và vỏ sò, vỏ hà như mẫu lệ, thạch quyết minh, .v.v.

    b) Vùi hay lùi (ổi): Bọc vị thuốc vào giấy ẩm hay bột hồ ẩm rồi vùi tất cả vào tro nóng hay lửa nhẹ cho đế khi giấy hoặc bột hồ khô và cháy đen, giống như ta lùi khoai khi luộc bánh chưng. Sau khi để nguội, bóc lớp giấy hay hồ đi mà dùng vị thuốc ở trong.

    Trong phép này, bột hồ hay giấy ẩm hút bớt một phần chất dầu của vị thuốc; ví dụ khi ta chế nhục đậu khấu, cam toại.

    c) Sao (rang): Cho vị thuốc vào nồi hay chảo gang, chảo đất, đung nóng và đảo đều. Phương pháp này hay dùng nhất; có khi sao vàng, có khi sao đen.

    Ví dụ: Bạch truật, mạch nha, hoài sơn sao vàng cho có mùi thơm; sơn tra, thần khúc, chi tử sao cháy đen có lẽ để dùng phần tham.

    Sao vàng hay sao đen đều phải giữ cho lửa đều; theo Đông y khi sao như vậy vị thuốc tăng mùi thơm sẽ dễ vào Tỳ Vị hơn, hoặc vì một số là hạt khi sao dòn dễ vỡ, lúc sắc thuốc dễ ngấm hơn. Những vị thuốc sao cháy thường với mục đích làm cho vị thuốc tăng thêm tính chất thu sáp nhưng sao cháy cần phải tồn tính nghĩa là tuy cháy đen, nhưng không được thành tro. Nếu thành tro tính chất của thuốc sẽ mất hết.

    d) Trích: Phép này rất hay dùng.

    Ví dụ người ta nói trích cam thảo.

    Trích là tẩm vào vị thuốc một chất gì mới khác, rồi mới đem sao hay nướng. Trích mật là vị thuốc tẩm mật rồi mới đem sao lên cho vàng. Trích khương là tẩm vị thuốc vào nước gừng rồi mới đem sao lên. Người ta còn trích tửu (rượu), giấm, trích hoàng thổ (đất mầu vàng), trích muối hay mỡ.

    e) Nướng: Hơ vị thuốc lên lửa cho đến khi khô, vàng, dòn. Khi nói bổi là có nghĩa dùng lửa mạnh hơn; hồng là dùng lửa nhẹ hơn.

2. Phương pháp bào chế chỉ dùng nước:

    Thường phương pháp bào chế dùng nước để làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng, hoặc làm cho vị thuốc được tinh khiết, bớt độc tính, bớt quá mạnh.

    Phương pháp dùng nước bao gồm: Rửa (tẩy), ngâm (phiêu), dội (bào), thủy phi.

    a) Rửa (tẩy): Là làm cho vị thuốc hết đất cát, bụi bẩn; không ngâm lâu.

    b) Ngâm (phiêu): Công việc này cũng như rửa nhưng thường kéo dài và phức tạp để làm cho vị thuốc hết mùi tanh, vị mặn; ví dụ ngâm hải tảo, côn bố.

    c) Dội còn gọi là bào: Là cho vị thuốc vào nước lã hay nước sôi trong một thời gian rồi bóc vỏ ngoài hay chờ cho vị thuốc mềm rồi đem bào thái.

    Ví dụ ngâm hạnh nhân, đào nhân cho vỏ nở rồi xát bỏ đi; sau đó cắt bỏ đầu nhọn.

    Chú ý đừng ngâm lâu quá, chất thuốc tan trong nước và tác dụng của thuốc bị giảm.

    Trong phương pháp này có khi người ta ngâm với nước gạo, nước gừng, nước bồ kết, ngâm rồi lại phơi, phơi rồi lại ngâm làm nhiều lần như vậy (ví dụ chế bán hạ).

    d) Thủy phi: Là thêm nước vào vị thuốc rồi cùng tán hay tán rồi cho vào nước khuấy lên để lắng, bột nhỏ lắng dưới, bột to nổi lên.

    Thường áp dụng khi chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại.

3. Phương pháp phối hợp cả nước và lửa:

    Chủ yếu gồm có chưng (đồ), đun (chử), tôi (tốt), sắc (tiễn), cất.

    a) Chưng hay đồ: Là dùng cách thủy hay để vị thuốc vào một cái chõ dưới để nước mà đun cho đến khi chín.

    Ví dụ chưng sinh địa để chế thục địa. Chưng hà thủ ô với đậu đen.

    b) Đun (chử): Là cho vị thuốc vào nước lã hay vào nước ép một vị thuốc khác rồi đun sôi nhẹ cho thuốc chín hay chất của vị thuốc khác ngấm vào vị thuốc bào chế.

    c) Tôi (tốt): Là nung đỏ vị thuốc rồi nhúng ngay vào nước lã hay nước sắc một vị thuốc khác. Làm như vậy nhiều lần.

    Ví dụ nung lô cam thạch rồi nhúng ngay vào nước hoàng liên.

    d) Sắc (tiễn): Là cho thuốc vào nước, nấu kỹ và cô đặc. Chất thuốc tan vào nước, lấy nước bỏ bã đi.

    e) Cất: Là đun nước lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng lại thành nước; như cất dầu bạc hà, long não, cất rượu.

    Trong những phương pháp nói trên, có khi người ta còn dùng giấm, rượu, nước muối, nước vo gạo, sữa, nước tiểu trẻ con để ngâm hay tẩm, trích nữa. Tất cả những phương pháp đó đều dựa vào lý luận Âm Dương Ngũ hành giới thiệu ở trên, hoặc có khi do kinh nghiệm.

    Chúng tôi cho rằng lúc đầu người ta dùng thuốc không có chế biến gì cả, dần dần do tình cờ hay tìm tòi, tìm ra những phương pháp độc đáo nhưng rồi truyền khẩu hay giữ bí mật nhiều quá cho nên đượm màu mê tín. Chúng ta cần tích cực nghiên cứu, kiểm tra lại.


Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI


Xin vui lòng ghi rõ nguồn www.dotatloi.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tràm và tinh dầu tràm
15/04/2025 11:58 CH

- 白千層 (白千层). Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smachchanlos, - smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp). Tên khoa học Melaleuca leucadendron L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Cành non mang lá tươi hay phơi khô; (2) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Ngưu bàng - 牛蒡子. Còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử. Tên khoa học Arctium lappa L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây ngưu bàng cho các vị thuốc sau đây: Ngưu bàng tử (Fructus Arctii-Fructus Bardanae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng. Đông y thường dùng quả, tây y thường dùng rễ với tên grande bardane. Vì cây trông xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (ngưu là trâu bò) do đó có tên này.
Nhãn hương - 龍眼 (龙眼). Tên khoa học Melilotus suaveolens Ledeb. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Nhãn hương là mùi thơm của nhãn vì cây khô thoang thoảng có mùi nhãn, Melilotus do chữ Hy Lạp mel = mật, lotos = cỏ thức ăn gia súc, vì cỏ thức ăn gia súc có mùi mật.
Nhân trần Tên nhân trần lại dùng để chỉ ít nhất cũng là 3 cây khác nhau, hình dáng và họ thực vật khác hẳn nhau. Cần chú ý khi sử dụng và nghiên cứu: (1) Cây nhân trần Việt Nam (chữ Việt Nam là do chúng tôi tạm thêm để phân biệt mấy cây với nhau). Tên khoa học được một số nhà thực vật của ta xác định là Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). (2) Cây nhân trần bồ bồ vì một số vùng gọi là bồ bồ, một số vùng khác gọi là nhân trần. Trong những sách do chính chúng tôi viết và cho in, một số tác giả trước đây thường gọi là nhân trần. Nhưng trên thực tế điều tra lại, tên bồ bồ phổ biến hơn. Hiện nay Công ty dược liệu vẫn thu mua và cung cấp cây bồ bồ này với tên nhân trần. Tên khoa học là Adenosma capitatum Benth. thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariacase). Trước đây xác định là Acrocephalus capitatus thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Nay mới đính chính lại. (3) Cây nhân trần Trung Quốc (chữ Trung Quốc chúng tôi cũng mới thêm sau để phân biệt mấy cây với nhau). Trong các sách Trung Quốc không có thêm 2 chữ Trung Quốc vào mà lại gọi là nhân trần cao. Tên như vậy vì trên thực tế chỉ thấy giới thiệu trong các sách Trung Quốc; chưa thấy mọc ở Việt Nam, có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. thuộc họ Cúc (Compositae). Hai cây trên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng ít được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, còn cây nhân trần Trung Quốc không thấy sử dụng ở ta nhưng lại được nghiên cứu tương đối kỹ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]